1. Thức giấc vào một giờ nhất định vào mỗi buổi sáng là cách giúp nhịp sinh học luôn điều hòa, có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn không điều độ, cơ thể sẽ mất rất nhiều thời gian “chỉnh” lại đồng hồ thức ngủ của cơ thể, gây mệt mỏi, uể oải.
2. Tắm vào buổi sáng: Nước bắn lên da chẳng những giúp máu huyết lưu thông mà còn tạo các ion cực âm, các ion này có tác dụng làm tinh thần phấn chấn, tăng luồng oxy đến não bộ.
3. Ăn sáng tử tế: Qúa trình trao đổi chất chậm chạp vào ban đêm, nếu bỏ ăn sáng, não bộ không có nhiên liệu để hoạt động, bạn sẽ thấy mệt mỏi và dễ cáu hơn.
4. Ăn nhiều hải sản: Người ăn cá hơn 2 lần mỗi tuần ít bị trầm uất hơn. Chất béo omega – 3 trong cá có tác dụng làm giảm bực bội ở phụ nữ, giảm nguy cơ đau tim, giảm các chứng viêm sưng, giúp tăng cường sự chú ý.
5. Ăn nhiều loại trái cây: Nên ăn mỗi ngày một trái táo, 1 trái xoài, 1 trái kiwi và 1 chút bưởi. Ăn trái cây nhiều loại là loại cách hay nhất để bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch
6. Nhai kỹ thức ăn: Sự tiêu hóa bắt đầu ngay từ trong miệng, không phải từ bao tử. Trong nước bọt có nhiều enzyme, vốn tiết ra trong quá trình nhai và giúp tiêu hóa thực phẩm tốt hơn. Một điểm lợi nữa của việc nhai chậm và kỹ là bạn sẽ thưởng thức mùi vị thực phẩm và tránh ăn nhiều hơn, không tốt cho sức khỏe.
7. Ngồi ngay ngắn: Ngồi và đứng thẳng giúp các cơ quan nội tạng không bị chèn ép
8. Vận động cơ thể: Mỗi ngày bạn nên tập thể dục trong vòng 10 phút. Khi tập luyện như thế, não bộ tiết ra nhiều endorphin, chất làm con người thấy hạnh phúc, thư thái trong lòng.
9. Hành động tử tế: Bạn mỉm cười với người hàng xóm, nhường chỗ trên xe buýt cho một cụ già, lắng nghe nỗi lòng của một người bạn thân, giúp một em bé sắp xếp chiếc tàu giấy, bạn sẽ cảm nhận một hạnh phúc nhẹ nhàng mà da diết.