Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

9 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Theo số liệu thống kê, có đến 40% bệnh nhân suy thận mãn tính gây nên bởi bệnh viêm đường tiết niệu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến cơ thể suy nhược, thậm chí có thể tử vong.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có ít biểu hiện ra bên ngoài, chỉ là khi tình cờ xét nghiệm chúng ta mới có thể phát hiện ra chúng. Những đối tượng như phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc nam giới ở độ tuổi trung niên, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường… có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu.

Ngoài ra, nước tiểu của người mắc bệnh thường có những biểu hiện là như: nước tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu có máu và có mùi rất khó chịu. Đồng thời, khi bệnh tiến triển trong một thời gian dài sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở phần hạ bộ dẫn đến viêm bàng quang và đau vùng hông lưng dẫn đến viêm đường tiết niệu. Nếu người bệnh đang mắc bệnh sỏi thận sẽ gây ứ nước, nhiễm trùng.

Do thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với các tế bào máu. Nên hằng ngày thận phải tiếp nhận một lượng máu rất lớn để lọc và hình thành nước tiểu. Do đó, khi vi trùng tiến sâu vào hệ niệu thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến máu lan ra ngoài thận. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác. Ngoài những cách chữa trị hiện đại của y khoa hiện nay, người ta thường sử dụng các bài thuốc dân gian để suy giảm tình trạng bệnh. 

1. Rau má

rau-ma-1636306084.jfif
Nguồn: Internet

Nguyên liệu: Rau má 50g, mía đỏ 100g.

Cách dùng: Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước trộn đều với nước rau má, chia uống trong ngày.

2. Rau dền

Nguyên liệu: Rau dền cơm 50g, lá bông mã đề 30g, cam thảo đất 10g.

Cách dùng: Tất cả rửa sạch, ép lọc lấy nước, uống trong ngày.

3. Đậu xanh đường phèn

dau-xanh-1636306085.jpg
Nguồn: Internet

Nguyên liệu: Đậu xanh để cả vỏ 100g, đường phèn 20g.

Cách dùng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm nước đun thật kỹ, chắt lấy nước đặc. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

4. Mã đề

Nguyên liệu: Giá đậu xanh 200g, lá bông mã đề 30g, đường phèn 30g.

Cách dùng: Rửa sạch giá đậu xanh và lá bông mã đề, ép lọc lấy nước. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

5. Dừa, mía đỏ

mia-do-1636306085.jpg
Nguồn: Internet

Nguyên liệu: Dừa 1 quả, mía đỏ 100g.

Cách dùng: Dừa bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia uống trong ngày.

6. Râu ngô

Nguyên liệu: Râu ngô 50g, lá bông mã đề (30g), đường trắng (20g).

Cách dùng: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều uống dần trong ngày.

7. Rễ cỏ tranh

re-co-tranh-1636306083.jfif
Nguồn: Internet

Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g, vỏ quả dưa hấu 50g, mía đỏ 50g.

Cách dùng: Rễ cỏ tranh rửa sạch, vỏ quả dưa hấu thái nhỏ, mía đỏ 50g chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.

8. Hải kim sa (bòng bong)

Nguyên liệu: Biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc thuốc với nước nóng, uống mỗi ngày 1 thang

9. Dùng mộc thông

moc-thong-1636306087.png
Nguồn: Internet

Nguyên liệu: Biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g

Cách dùng: Sắc với nước nóng 1 lít nước nóng cho đến khi còn một chén và mỗi ngày uống một chén.