Có những lúc bạn thấy mình chẳng khác nào chiếc máy giặt quá tải. Bao nhiêu áp lực dồn đến cùng một lúc: rắc rối từ gia đình, công việc, bạn bè, họ hàng, láng giềng… Làm thế nào để có đủ lượng cho bộn bề áp lực như thế nào? Ngủ ư? Cũng được, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có nhiều thời gian để ngủ. Thông thường, những nhiều bận rộn nên áp dụng 6 cách sau:
1. Chớ ôm đồm
Đây là thói quen của không ít người, trở thành bản tính khó sửa. Cùng lúc, bạn muốn hoàn thành mọi việc ở công ty, vừa muốn là người vợ, người mẹ chu toàn trong gia đình… Qúa nhiều thứ dồn đến cùng một thời điểm, bạn sẽ không có đủ năng lượng để hoàn thành.
Giải pháp: Hãy tự chủ và biết nói không đúng lúc. Khi nói không với người khác hoặc một việc gì đó, có nghĩa là bạn đã nói có với chính mình. Bạn cảm thấy khó làm được như thế? Hãy bắt đầu từ việc nhỏ, dần dần bạn sẽ có thói quen biết từ chối đúng với cả những việc có vẻ quan trọng
2. Đừng cố chứng tỏ
Đây là lý do khiến bạn mất nhiều năng lượng nhất. Việc cố chứng tỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng từ những ước mơ ngày bé: lớn lên sẽ làm cô giáo, phi công, bác sĩ hoặc trở thành ông bố, bà mẹ chuẩn mực…
Giải pháp: Hãy viết ra giấy những điều bạn mong muốn về bản thân và kế hoạch, thời gian để thực hiện những điều đó. Trong khi chờ đợi hoàn thành từng điều một, theo thứ tự rõ ràng, bạn đừng quá lo lắng về những điều người khác nói và mong đợi về mình, bởi bạn đã có kế hoạch riêng rất rõ ràng.
Đừng quên giúp mình luôn ấn tượng mỗi ngày bằng những điều nho nhỏ nhưng khá hiệu quả như: Ăn mặc đẹp theo sở thích, phong cách, trang điểm nhẹ nhàng, lịch sử, có những người bạn tốt và có thói quen có lợi cho sức khỏe.
3. Quên đi lo lắng
Lo lắng là những suy nghĩ cực tiêu quẩn quanh trong tâm trí bạn, có thể đeo đuổi đến trong cả giấc ngủ, biến thành ác mộng. Hẳn bạn đã biết ít nhiều về tác hại do điều nay gây ra: mệt mỏi, lo lắng, buồn phiền, khó chịu, dẽ cáu gắt và trở nên thiếu tự tin. Tất nhiên, đây cũng là những nguyên nhân khiến chúng ta mất khá nhiều năng lượng một cách vô ích.
Giải pháp: Bạn cần tập thói quen suy nghĩ lạc quan theo hướng tích cực. Tốt nhất là tìm ra giải pháp thay vì cứ ngồi một chỗ suy đoán dẫn đến lo lắng. Khi mọi thứ đều được phơi bày ra ánh sáng, bạn sẽ hiểu rõ ngọn nguồn và không còn phải vướng bận.
Để làm được như thế, bạn cần dứt khoát gạt mọi ý nghĩa tiêu cực, không có căn cứ và chưa rõ ràng khi chúng vừa chớm xâm nhập vào đầu óc.
4. Luôn ngăn nắp
Bàn làm việc của bạn bừa bộn với đủ thứ giấy tờ, văn phòng phẩm, thức ăn, đôi lúc còn cả rác thải,…Xuống bếp, bồn rửa chén bát ngập chìm bao loại xoang nồi, bát đĩa, bao nylon đựng thực phẩm. Vào phòng tắm, trên mắc đầy quần áo bẩn, đã đến giai đoạn bốc mùi ẩm mốc sau mấy ngày chưa giặt. Stress là phải!
Giải pháp: Hãy bắt tay vào làm thông thoáng mọi thứ, đầu óc bạn mới được giải tỏa. Đừng vội nản vì không biết giải quyết việc nào trước. Bạn nên ưu tiên theo thứ tự trước sau hoặc trong ngoài và chia nhỏ công việc, giải quyết từ từ.
5. Tính ghen tỵ
Khi so sánh mình với người khác là bạn đã tự làm hại mình. Mỗi ngày có một cuộc sống, công việc, tính cách, hoàn cảnh những mối quan hệ khác nhau. Vì thế, bạn đừng mất thời gian và công sức để ghen tỵ, buồn phiền.
Giải pháp: Bạn cũng cần biết rằng mỗi người đều có thể tỏa sáng bằng một thứ ánh sáng riêng. Hôm nay là một người bạn hoặc đồng nghiệp nào đó, nhưng ngày mai có thể chính bạn được mọi người hoan nghênh.
Hãy dẹp bỏ tâm lý đố kỵ, thói quen so sánh mình với những người xung quanh. Đây có thể là cội nguồn làm nảy sinh những tật xấu khác, khiến bạn không còn được yêu mến, tôn trọng. Hãy luôn sống bằng sự vui vẻ, trái tim vô tư.
6. Ăn uống hợp lý
Sau một ngày làm việc, từ khoảng 16 giờ 30 trở đi là lúc bạn lại đối mặt với nhiều áp lực khác: Bọn trẻ đi học về, chuẩn bị một bữa ăn tối cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa… Sự hối hả, ăn uống vội vàng, không đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ khiến bạn thiếu rất nhiều năng lượng.