1. Màu phấn (pastel) lên ngôi
Xu hướng bao bì, nhãn mác mang màu phấn (pastel) đã được dự báo kể từ khi Pantone công bố 13-1023 Peach Fuzz – cam đào là màu sắc của năm 2024. Các gam màu phấn khác như xanh nhạt, hồng nhạt và xanh lá nhạt cũng có đà trở nên thịnh hành.
Đối với người tiêu dùng, các tông màu này giúp được đánh giá cao bởi sự tự nhiên, nguyên bản, không máy móc. Xu hướng này đặc biệt được ưa chuộng trong các ngành sản phẩm hữu cơ, sản phẩm thủ công hay sản phẩm phục vụ lối sống lành mạnh…
2. Sự trở lại của biểu tượng Rồng
Năm 2024 là năm Giáp Thìn, với biểu tượng của loài Rồng. Chính vì vậy, linh vật này sẽ xuất hiện rất nhiều trên các bao bì, nhãn mác toàn cầu, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại nhiều nền văn hoá, Rồng là linh vật thiêng liêng, cao quý, có vóc dáng to lớn cùng tâm thế dũng mãnh, uy quyền. Đồng thời, Rồng cũng được coi là bản mệnh của thần, biểu tượng hội tụ cả âm – dương, trời – đất, có ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến vượng khí, vận mệnh của mỗi quốc gia.
Tính chất này càng thêm củng cố sự hiện diện dày đặc của Rồng trong năm 2024, với hy vọng lan tỏa thông điệp của sự thành công và may mắn từ thương hiệu.
Biểu tượng Rồng trong chiến dịch Coca-cola (Ảnh: Coca-cola)
3. Tính bền vững vẫn là xu hướng
Theo một báo cáo gần đây của Nielsen, 73% người tiêu dùng chấp nhận thay đổi hành vi tiêu dùng nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Xu hướng này cộng hưởng cùng những vấn nạn về rác thải nhựa thúc đẩy các doanh nghiệp hành động quyết liệt hơn trong các cam kết bền vững.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược sử dụng bao bì xanh, tức là bao bì có chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, dễ dàng phân huỷ trong thời gian ngắn. Cùng với đó, các giải pháp về nhãn mác bền vững cũng được nghiên cứu, bao gồm: sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo; tối ưu kích thước sử dụng của bao bì, nhãn mác; tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế...
Bao bì bền vững (Ảnh: The Dieline)
4. Trí tuệ nhân tạo định hình tương lai
Trong năm 2024, AI sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại những giải pháp đổi mới, giúp tăng cường hiệu suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong ngành công nghiệp bao bì, nhãn mác.
Cụ thể, AI hỗ trợ quá trình sáng tạo các giải pháp bao bì, nhãn mác tương thích với nhu cầu của các thị trường mục tiêu thông qua việc tổng hợp nghiên cứu hành vi tiêu dùng, lịch sử tương tác trên mạng xã hội cùng các dữ liệu nhân khẩu học.
AI hỗ trợ tạo ra những thiết kế bắt mắt (Ảnh: Designer People)
AI cũng có thể giúp các doanh nghiệp bao bì, nhãn mác tối ưu hoá chi phí, cải thiện hiệu suất tổng thể trong ngành công nghiệp bao bì. Tiêu biểu, thông qua phân tích lịch sử đặt hàng và xu hướng thị trường, AI có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ, giúp các công ty điều chỉnh lịch sản xuất và giảm thiểu tình trạng dư thừa, thiếu hụt hàng tồn kho.
Đồng thời, việc ứng dụng AI hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình đóng gói (sắp xếp, đánh dấu, xếp pallet…), nhằm tối ưu hiệu suất lao động và tăng cường tính chính xác cho từng khâu.
5. Ứng dụng kỹ thuật số trong việc sản xuất bao bì mềm
Nhờ công nghệ in phun mực tốc độ cao, hệ thống quản lý màu sắc tinh tế, công nghệ kỹ thuật số đang tạo nên những cải tiến vượt bậc trong lĩnh vực bao bì mềm. Trong tương lai, những tiến bộ này sẽ tiếp tục định hình các quy trình sản xuất, giúp giảm thiểu chi phí vận hành và tăng cường mức độ chính xác trên các sản phẩm bao bì, nhãn mác.
HHLC-QLM Việt Nam, một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bao bì, nhãn mác tại Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung đã bắt kịp xu thế này, đầu tư phát triển nhà máy mới rộng 6.000m2 cùng thiết bị công nghệ hiện đại bậc nhất, mang đến giải pháp bao bì mềm kỹ thuật số hiệu quả cho thị trường. Cụ thể, giải pháp bao bì mềm kỹ thuật số loại bỏ các thủ tục trong quá trình sản xuất, giảm lượng rác thải và yêu cầu tồn kho. Với thời gian hoàn thành ngắn và tính linh hoạt cao, bao bì mềm kỹ thuật số hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tùy chỉnh, cá nhân hoá theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng.