Theo các chuyên gia y tế, Túi mật là cơ quan nằm ở bên phải ổ bụng và phía dưới gan. Túi mật có vai trò chứa mật hình thành từ tế bào gan, sau đó đưa mật đến tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn. Sỏi mật hình thành do mất cân bằng các thành phần này và tạo nên những hạt cứng rắn như đá hoặc dạng nhầy như bùn.
Nên nguyên nhân gây sỏi mật thường bắt nguồn từ 3 yếu tố chính: Do bệnh lý, tinh thần – hoạt động và chế độ ăn uống. Ở mỗi người, biểu hiện của sỏi túi mật sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh như đau hạ sườn phải; rối loạn tiêu hoá; sốt, ớn lạnh; vàng da….
Thuốc Nam được biết đến là phương pháp điều trị sỏi mật tại nhà an toàn, không gây tác dụng phụ, mang lại hiệu quả khả quan và ngăn ngừa sự tái phát. Một số bài thuốc Nam được sử dụng để điều trị sỏi mật như:
1.Kim tiền thảo
Theo nghiên cứu, kim tiền thảo có chức năng giúp tăng việc bài tiết dịch mật, thông qua đó điều tiết lại nồng độ của cholesterol, lecithin và cả acid mật, ggiúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật và ngăn sỏi tái phát.
Trường hợp sỏi đã được hình thành nhưng mới ở kích thước nhỏ, việc sử dụng bài thuốc từ kim tiền thảo sẽ giúp tăng vận động đường mật giúp bào mòn sỏi mật, giảm đau trong trường hợp đường mật bị co thắt và hạn chế sự ứ trệ dịch mật. Mặt khác, kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm túi mật như đau quặn hạ sườn phải, viêm, sốt, vàng da…
Kim tiền thảo có thể dùng bằng cách sắc, pha trà, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc cao loãng… Chỉ nên dùng khoảng 20-40 gram/ngày. Nếu dùng tươi có thể tăng gấp đôi liều lượng. Bài thuốc trị sỏi mật thứ nhất gồm có 30g kim tiền thảo; 6-10g thục địa; 10-15g chỉ xác (Sao vàng); 10g hoàng tinh; 10g xuyên luyện tử. Đem sắc uống. Bài thuốc thứ hai gồm có 30g kim tiền thảo; 30g trần bì; 15g xuyên phá thạch; 12g uất kim; 10g xuyên quân (cho vào sau). Sắc uống.
2.Quả sung
Quả sung có vị ngọt, tính bình có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Bên trong quả sung có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Mặt khác, trái sung phơi khô có tác dụng chữa sỏi mật cực kỳ hiệu quả.
Mỗi ngày lấy 250g miếng sung khô đã xao cho vào nồi, đổ 4 bát nước đun lấy 1 bát rồi chia ra uống trong ngày. Phần bã còn lại có thể đun nước uống bình thường thay nước hàng ngày.Thực hiện uống đều đặn nước quả sung trong 2-3 tháng sau đó đi siêu âm kiểm tra.
3.Cây râu mèo
Theo y học cổ truyền, râu mèo có tính mát, vị ngọt nhạt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu dùng trong điều trị sỏi thận, viêm thận cấp tính, viêm bàng quanh, sỏi tiết niệu… và đặc biệt trị sỏi túi mật vô cùng hiệu quả.
Mỗi ngày dùng 5-6gram cây râu mèo đem đi sắc nước uống hoặc bào chế thành bột. Cây râu mèo khi sử dụng với liều lượng thông thường sẽ không có độc tính. Tuy nhiên, nó bị tác động trên sự cân bằng K+ và Na+… vì vậy không nên sử dụng cây râu mèo thường xuyên, lâu dài hoặc liều lượng quá cao.
4.Rau ngổ
Theo quan điểm của Đông y, rau ngổ thuộc loại thảo dược của phương Nam có tính mát, mùi thơm, vị cay, chát… Rau ngổ có thể chữa được bệnh sỏi mật qua hoạt động giãn mạch máu, giảm co thắt cơ trơn, thúc đẩy lọc máu… Từ đó, các viên sỏi bị tiêu nhỏ, hòa tan, dễ dàng đào thải ra ngoài.
Bạn có thể nấu 50-100g rau ngổ với 2 bát nước trong vòng 20 phút. Sau khi nguội, uống nước thường xuyên, mỗi ngày. Có thể kết hợp cùng với mã đề, râu ngô…
5.Nghệ vàng
Trong Đông y, nghệ là vị thuốc có tên là Uất kim. Chiết xuất nghệ chuẩn khoảng 300g dùng 3 lần mỗi ngày giúp hỗ trợ chức năng gan, tăng tiết dịch mật và tăng vận động đường mật.
Tuy nhiên, dùng quá liều sẽ gây loãng máu, do đó, không nên dùng nghệ nếu đang phải điều trị bằng thuốc chống đống máu.