11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Toxic perfectionism - chủ nghĩa hoàn hảo độc hại khiến người ta luôn bị ám ảnh bởi sự cầu toàn trong mọi thứ. Thậm chí, có người còn sẵn sàng gây hại cho bản thân nếu không đạt được sự hoàn hảo như ý muốn.

Tôi có một người bạn học cùng lớp cấp 3 xinh xắn, thông minh và hòa đồng. Trong tất cả những hoạt động của trường lớp, cô ấy luôn hoàn thành một cách chỉn chu và luôn phải là người đứng đầu. Thậm chí, nếu phải bình chọn ra một nhân vật để đọc diễn văn tốt nghiệp và truyền cảm hứng cho khóa dưới, tụi tôi đều không thể tìm ra ai "hoàn hảo" hơn cô ấy.

Mùa hè chuyển tiếp qua tuổi 18, "con nhà người ta" ấy lại tự tử hụt khiến nhiều người trong đó có tôi đều ngỡ ngàng. Lý do nghe còn choáng váng hơn nhiều: Chỉ đạt 5,5 điểm thi Toán THPT.

Có thật sự phải chọn giải pháp nặng nề như thế chỉ vì một con điểm không như ý không?

11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Mãi cho đến sau này, khi đã có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc với MXH, hiểu thêm nhiều về sức khỏe tinh thần, tôi mới biết vì sao ngày ấy cô bạn mình lại chọn cách làm này. Hóa ra cô bạn là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, nhưng là hoàn hảo đến mức độc hại. Dù bao nhiêu năm trôi qua, số điểm ấy vẫn sẽ không thôi ám ảnh, khiến cô ấy luôn cho rằng bức tranh ghép hình cuộc đời của mình đã lỗi ở một mảnh ghép và không còn hoàn hảo như lúc ban đầu. Điều đó khiến cô ấy như phát điên, quyết định F5 lại cuộc đời theo cách cực đoan nhất có thể.

Chủ nghĩa hoàn hảo độc hại (toxic perfectionism) khác gì với chủ nghĩa hoàn hảo thông thường mà có thể khiến người ta tự tay bạo hành bản thân như thế?

Toxic perfectionism được định nghĩa là theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức khiến nó trở nên vô cùng độc hại. Chúng ta có thể hiểu thêm về nó qua những ví dụ sau:

Trở thành một người cầu toàn? - Không phải.

Hành hạ bản thân mỗi khi thất bại? - Đúng.

Cảm thấy việc phạm sai lầm sẽ khiến bản thân "ăn không ngon, ngủ không yên" và chẳng bao giờ thôi bức bối, khó chịu? - Đây chính là toxic perfectionism rồi đó.

11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Nếu một người bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo trong mọi khía cạnh của cuộc sống, họ sẽ dễ dàng cảm thấy vỡ mộng khi thất bại hoặc khuyết điểm xuất hiện. Những người có chủ nghĩa hoàn hảo độc hại thường cố gắng tránh né nhìn thẳng vào vấn đề vì họ không muốn đối mặt với khả năng sẽ thất bại hoặc bị thất vọng về bất kỳ vấn đề nào.

Cuối cùng, sự việc bắt đầu vượt ra ngoài tầm kiểm soát và mọi thứ chỉ khiến bạn không vui vì không có gì tốt như "lẽ ra" mà bạn đã mặc định.

Không có gì lạ khi mỗi chúng ta đều mong muốn và phấn đấu hướng tới sự hoàn hảo. Điều đó đặt lên một áp lực lớn lao, khiến ngày càng nhiều người tập trung vào hoàn thiện từng chi tiết nhỏ của mọi thứ. Thế nhưng, càng đi sâu vào tiểu tiết, người ta lại càng bị ám ảnh bởi sự hoàn thiện, lâu dần sẽ nảy sinh ra sự ám ảnh khôn nguôi, thôi thúc và đòi hỏi sự hoàn mỹ mọi lúc mọi nơi.

11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại:

1. Đặt ra những mục tiêu điên rồ và rồi thấy mình thất bại khi không thực hiện được những mục tiêu khó nhằn đó.

2. Tư duy ngập trong những thứ tiêu cực và độc hại khiến bạn chưa bắt tay vào làm điều gì đó thì đã muốn chạy trốn bởi nỗi sợ thất bại.

3. Luôn ép mình phải làm được mọi thứ dù thứ ấy có khó khăn đến đâu.

4. Ám ảnh với việc lên kế hoạch cho tương lai và luôn muốn lái cuộc đời đi đúng lộ trình đã định sẵn mà không được sai dù chỉ 1 li.

5. Chần chừ và trì hoãn mọi thứ vì quá lo lắng rằng sẽ không đạt được mọi thứ đủ tốt như mình và xã hội kỳ vọng.

6. Luôn trong trạng thái bất ổn, suy nghĩ liên tục để tìm ra các giải pháp hoàn thiện mọi thứ.

7. Nhận định giá trị bản thân bằng những gì bạn hoàn thành và cách người khác phản hồi.

8. Tự bạo hành bản thân khi mọi việc không được như ý muốn, hoặc thúc ép cơ thể phải liên tục chạy đua với mọi thứ để không phạm sai sót đến mức kiệt quệ.

9. Tiêu pha quá nhiều vào những thứ vô bổ để luôn giữ được hình tượng trước mặt người khác.

10. Tránh né nhìn thẳng vào các sai lầm, sợ hãi phải nhận mình sai và sẵn sàng bỏ qua cảm xúc của người xung quanh để mình luôn đúng.

11. Không có khả năng chịu đựng khi bị phê bình hoặc công kích.

12. Stress, trầm cảm hoặc thậm chí tự tử khi không đạt được mọi thứ như mong muốn.

11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Nếu bạn nhìn vào bên trong nội tâm của một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo độc hại, bạn sẽ không tìm thấy mong muốn lành mạnh để đạt được một công việc, mối quan hệ hay một vị trí nào đó. Thay vào đó, bạn sẽ thấy mong muốn ám ảnh và ảm đạm để hoàn thiện bản thân trở nên hoàn hảo, đó là một cách để họ tìm kiếm sự giải tỏa cảm xúc tạm thời khỏi những cảm giác đau khổ, tăm tối. Những người cầu toàn độc hại thực sự không cố gắng trở nên hoàn hảo. Họ chỉ đang né tránh việc không đủ tốt và điều này khiến họ sợ hãi quá mức về mọi thứ họ làm. Đối với người họ, thất bại đồng nghĩa với vô giá trị.

Trên thực tế, những người theo đuổi toxic perfectionism phải đối mặt với một nghịch lý rắc rối - vừa cảm thấy vượt trội vì có những mục tiêu cao cả vừa cảm thấy thấp kém vì không bao giờ có thể đạt được những mục tiêu đó. Sau cùng, sự mâu thuẫn ấy sẽ dần trở thành độc hại, khiến bạn không ngừng làm hại bản thân, thậm chí, điều này còn có thể khiến người ta kết thúc cuộc đời ở một số trường hợp.

Suy cho cùng, chúng ta đang sống trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt với việc nhìn nhận con người qua những gì họ đạt được. Ở bất cứ nơi nào trong xã hội này, đều có những áp lực từ việc phải có một thân hình lý tưởng, khối óc nhanh nhạy, điểm số tốt nhất, công việc tuyệt vời nhất, thậm chí là các trang cá nhân phải đẹp như tranh vẽ mới được nhiều người dõi theo. Chúng ta lầm tưởng rằng trở nên hoàn hảo sẽ đảm bảo được sự ngưỡng mộ, chấp nhận và xác nhận giá trị bản thân.

Nhưng, sự thật là, không có cái gọi là hoàn hảo tuyệt đối. Tất cả chỉ là ảo tưởng về sự hoàn hảo. Theo đuổi một ảo tưởng không thể trở thành hiện thực sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt quệ, hoang mang và ảnh hưởng vô cùng đến sức khỏe tinh thần.

11 dấu hiệu bạn đang là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đến mức độc hại

Nếu bạn là một người cầu toàn đến mức độc hại, đây là lúc bạn nên buông bỏ tất cả mọi thứ xuống và lắng nghe những nỗi thống khổ vì đã và đang phải gồng gánh trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người. Hãy luôn nhớ, "hoàn thành tốt hơn hoàn hảo", chỉ cần bạn cố gắng không ngừng để đạt được thành quả, một ngày nào đó nỗ lực của bạn sẽ được công nhận mà thôi.