1. Cầu Great Belt, Đan Mạch
Great Belt gồm 2 cây cầu (một phần ở phía Đông và một phần ở phía Tây) bị chia tách bởi hòn đảo nhỏ Sporo. Cầu treo ở phía Đông dài 1624 m, chạy xuyên qua StoreBelt, nằm giữa hòn đảo của Zealand và Sprogo. Đây là một trong những cây cầu có nhịp chính dài nhất thế giới. Hai cột tháp của nhánh cầu phía Đông là điểm cao nhất (cao 254 m so với mực nước biển) ở Đan Mạch. Nhánh cầu phía Tây dài 6611 m, nối Sprogo và Funen, là sự kết hợp giữa đường sắt và đường bộ. Bạn sẽ thật sự thích thú khi chiêm ngưỡng toàn cảnh hai hòn đảo Zealand và Sprogo trên chiều dài kỷ lục của cầu Great Belt
2. Chapel, Thụy Sĩ
Thụy sĩ nổi tiếng là quốc gia có rất nhiều các nền kiến trúc đương đại cổ điển, nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ chắc chắn là Cầu gỗ Chapel (Kapellbrücke), một kho báu lịch sử của nhân loại. Cây cầu trải dài qua lối vào sông Reuss (hơn 203 m) theo hướng chéo đặc biệt. Cầu được xây dựng vào năm 1365 như một phần công sự của Lucerne.
Được đặt theo tên Nhà nguyện St. Peter gần đó, cầu gỗ Chapel xuất hiện như điểm tô cho sự hoàn hảo của bức tranh Lucerne thêm phần lộng lẫy. Chapel là cây cầu gỗ có mái che lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở châu Âu.
Một phần của sự nổi tiếng của nó là do hơn 150 bức tranh hình tam giác ban đầu được đặt bên trong cây cầu trong rọ đá. Kapellbrücke là cây cầu duy nhất chứa một số bức tranh nội thất này.
3. Chengyang, Trung Quốc
Cầu Chengyang hay còn gọi là “Cầu mưa gió” bởi lẽ trên những chiếc cầu này có các mái chòi, đó là nơi nghỉ ngơi tránh mưa tránh gió của người dân Dong. Ngoài tên gọi trên, những chiếc cầu này còn được gọi với cái tên khác là “Cầu hoa” do kiến trúc tinh xảo của chúng. Vào những ngày mưa gió, các mái chòi trên cầu trở thành nơi lý tưởng cho người dân gặp gỡ chuyện trò, nghỉ ngơi thư giãn, tán gẫu, trao đổi ý kiến và là nơi biểu diễn các trò văn nghệ giải trí. Ngoài ra nuôi đây còn được mẹnh danh là nuôi dưỡng những nét đẹp tâm linh của người dân Trung Hoa.
4. Cầu Alcantara, Tây Ban Nha
Cầu Alcantara được mệnh danh là chứng nhân lịch sử của nhân loại khi chứng kiến rất nhiều các cuộc chiến đẫm máu từ hai cuộc chiến tranh thế chiến thứ nhất và thứ hai. Theo lời kể của người dân nơi đây, người Moor đã phá hủy một trong những vòm nhỏ nhất trong năm 1214 và cầu đã được sửa chữa lại vào năm 1543, bằng đá lấy từ các mỏ đá gốc. Vòm thứ hai ở phía tây bắc đã bị phá hủy vào năm 1760 bởi người Tây Ban Nha để ngăn chặn người Bồ Đào Nha tiến vào và đã được sửa chữa vào năm 1762 bởi vua Carlos III, nhưng lại bị phá hủy một lần nữa vào năm 1809 bởi các lực lượng của Wellington cố gắng để ngăn chặn người Pháp. Cầu được sửa chữa tạm thời vào năm 1819, nhưng rồi cầu đã bị phá hủy một lần nữa vào năm 1836 bởi nhóm theo Charles de Bourbon. Cây cầu được xây dựng lại vào năm 1860 bằng vữa. Và sau khi hoàn thành Đập Alcántara, những trụ cột chính đã được hoàn toàn sửa chữa vào năm 1969.
5. Cầu cảng Sydney, Úc
Có thể nói Cầu cảng Sydney là một trong những điểm tham quan ở Úc nổi bật mà bất kỳ du khách nào khi đến tham quan thành phố Sydney đều không nên bỏ lỡ. Chắc hẳn là vậy! Cầu cảng Sydney hay Harbour Bridge được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 1932. Đây là cây cầu chính kết nối trung tâm thành phố Sydney với bờ biển Bắc của cảng. Mặt khác, cầu cảng Sydney cũng là cây cầu lớn nhất thể giới, được ghi vào sách kỷ lục Guinness bởi chiều dài 509 mét và có vòm thép cao nhất – đỉnh cầu đến 134 mét, nặng 39 tấn. Đứng trên cầu, du khách có thể chiêm ngưỡng nét đẹp của kỳ quan thế giới, nhà hát Opera Sydney.
6. Cầu Stari Most, Bosnia
Một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở Bosnia & Herzegovina là cầu Stari Most ở Mostar. Cầu cổ Mostar là cây cầu được xây dựng vào năm 1557 theo chỉ thị của Quốc vương Suleiman Đệ nhất, người đưa Đế chế Ottoman lên tột đỉnh vinh quang. Cây cầu này bắc qua sông Neretva, nối hai phần của thành phố Mostar. Khu Cầu cổ của thành phố này đã được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 2005. Đây cũng chính là biểu tượng của thành phố Mostar. Dưới dòng sông huyền ảo mang đậm dấu ấn huyền bí, khi đi trên cầu người ta cứ tưởng như đang lạc vào xứ sở thần tiên
7. Cầu Si-o-se Pol, Iran
Si-o-se Pol (cây cầu của 33 nhịp cầu) là cây cầu nổi tiếng của thành phố Isfahan ở Iran. Cầu được xây dựng vào năm 1602 bởi Shah Abbas, chất liệu gạch và đá. Si-o-se Pol dài 295 m và rộng 13.75 m. Trước kia cầu có 40 nhịp, tuy nhiên dần dần giảm xuống còn 33 nhịp. Chiếc cầu làm cho người ta liên tưởng đến những thành quách uy nghi, lẫm liệt của những tiểu vương quốc A – Rập thống nhất.
8. Cầu Akashi – Kaikyo, Nhật Bản
Akashi – Kaikyo còn được biết đến như là cây cầu ngọc trai. Đây là cầu treo dài nhất (1991 m) thế giới. Cầu bắc qua sông Akashi Strait kết nối Kobe và Iwaya trên đảo Awayi, được xây dựng trong vòng 12 năm và được khánh thành năm 1998. Nhịp cầu trung tâm trước kia chỉ dài 1990 m, nhưng trận động đất Kobe vào ngày 17/1/1995 đã làm xê dịch 2 cột tháp và làm tăng thêm 1 m. Khi viếng thăm công trình kiến trúc đồ sồ này, bạn có thể trải nghiệm cảm giác đi bộ dưới lòng biển bằng đường đi bộ xuyên biển Maiko.
9. Rialto, Ý
Cầu Rialto có mái che được xây dựng bởi vị kiến trúc sư có cái tên khá thích hợp Antonio Da Ponte (Antonio của cây cầu). Theo truyền thuyết kể rằng, Da Ponte đã đánh bại nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo để giành được hợp đồng xây dựng cây cầu này. Rialto đã thay thế cây cầu từ cuối thế kỷ 12 và là hiện thân của sự kết hợp giữa thực tiễn và vẻ đẹp. Nhịp cuốn cao 24 foot (7,5 mét) đủ để các tàu thuyền có thể dễ dàng qua lại bên dưới trong khi thiết kế đối xứng của các nhịp cuốn và phần đỉnh giữa nhô cao đã tạo thành một hình ảnh đặc trưng cho cây cầu này. Trong số gần 400 cây cầu nối liền các hòn đảo của Venice thì Rialto là cây cầu được mọi người yêu thích chụp ảnh nhất.
10. Charles, Cộng hòa Séc
Charles là cầu đá có kiến trúc Gôtíc nổi tiếng bắc ngang sông Vltava ở Prague của cộng hòa Séc. Nó được xây dựng vào năm 1357, dưới sự bảo trợ của vua Charles IV, và được hoàn thành vào đầu thế kỷ 15. Vì là cây cầu duy nhất bắc qua sông Vltava, Charles là điểm liên kết quan trọng giữa thị trấn cổ và vùng quanh lâu đài Prague. Sự kết nối đã làm cho Prague trở nên quan trọng như là trục thương mại chính giữa miền Đông và Tây châu Âu. Ngày nay, đây là một trong những nơi có nhiều phong cảnh đẹp thu hút du khách đến tham quan Prague với nhiều điểm du lịch.