Vực dậy tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển tuyến sông Sài Gòn

Hà Kiều
Theo số liệu ghi nhận sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, có bề rộng đoạn ngang qua thành phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu có chỗ tới 20m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².
dji4257jj-1619333648.jpeg
Sự phát triển chưa cân xứng hai bên sông Sài Gòn có thể nhìn rõ khi màn đêm buông xuống. Nguồn ảnh: https://hoanglinhphoto.com

Đây là nguồn tài nguyên rất lớn của Thành phố tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội rất mạnh mẽ thế nhưng thực tế phát triển còn quá manh mún, không đồng bộ, quá chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của thành phố đầu tàu kinh tế và đông dân nhất cả nước.

1. Hai bên bờ sông phát triển không đồng đều

Đi dọc theo tuyến sông mới thấy 2 bên bờ sông quá khác biệt nhau về mức độ phát triển. Bờ sông bên Quận 1 thì lung linh sắc màu, ánh đèn rực rỡ, các tòa nhà cao ốc san sát hiện đại. Nhìn qua bờ Quận 2 (Thủ Thiêm) bên kia chỉ lác đác ánh đèn của 1 vài công trình cao ốc mới mọc lên rất khiêm tốn. Đi xuống một chút qua khỏi cầu Sài Gòn và khu vực Thảo Điền sẽ thấy một quang cảnh trái ngược hẳn với khu trung tâm. Bờ sông còn hoang sơ, công trình thưa thớt và cảnh quan rất đìu hiu. Các tuyến tàu du lịch ngắm cảnh vì thế cũng không thể đi qua xa vì không có gì nhiều để ngắm đặc biệt là quang cảnh về đêm.

Nếu nhìn tổng thể, mức độ phát triển của 2 tuyến dọc theo sông Sài Gòn chỉ đạt khoảng 30% so với tiềm năng hiện có. Nếu xem đây là một chiến lược trọng tâm có thể tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho thành phố về mọi mặt nếu được đầu tư đúng tầm.

2. Không có hành lang giao thông xuyên suốt dọc theo tuyến bờ sông

Dọc theo tuyến sông Sài Gòn không có hành lang giao thông xuyên suốt mà chỉ các đoạn ngắt quãng, lúc rộng úc hẹp thật đáng buồn. Muốn ngắm sông Sài Gòn thật không dễ vì không có nhiều khu vực công cộng để vui chơi.

Nhìn ra, Đà Nẵng đã làm rất tốt khi tạo ra tuyến giao thông huyết mạch dọc theo sông Hàn tạo sự thay đổi ngoạn mục và phát triển thần tốc khu vực 2 bên bờ sông của TP. Đà Nẵng. Du khách vì thế mới có điều kiện đi dọc theo sông Hàn ngắm cảnh.

du-an-bds-ven-song-1619333737.jpeg
Sông  Sài  Gòn  ban  ngày. Ảnhh: Internet

3. Giao thông đường thủy chưa phát huy

Ngoài tuyến Bus sông, tàu ngắm cảnh đang đưa vào khai thác chủ yếu là phục khách với mục đích du lịch thì sông Sài Gòn chưa được nhìn nhận khai thác giá trị giao thông đường thủy một cách đúng nghĩa trong khi đường bộ đang trở nên quá tải và quá tốn kém khi mở rộng hay khai thác thêm các tuyến đường mới.

4. Tính liên kết dọc tuyến còn rời rạc

Nếu quy hoạch tốt lại tuyến đường giao thông cả đường bộ và đường thủy sẽ tạo tính liên kết chặt chẽ và phát huy giá trị sử dụng. Đặc biệt là các điểm kết nối tuyến đường vành đai ven sông với các bến đậu của Bus sông hay du thuyền.

Dọc theo tuyến bờ sông Sài Gòn dài 80km chỉ lác đác vài điểm bến đậu cho thuyền bè là rất bất cập và hạn chế nguồn lực nên có muốn đi chuyển bẳng đường sông cũng khó vì quá ít bến đậu, không thuận tiện di chuyển.

5. Các cây cầu kết nối 2 bờ chưa tương xứng

Các cầu kết nối 2 bờ sông Sài Gòn còn quá ít ỏi so với tổng chiều dài của nó. Chính vì hạn chế này đã tạo nên sự phát triển chêmh lệch giữa 2 bên bờ sông trong 1 khoảng thời gian dài. Độ cao tĩnh không của cây cầu cũng là rào cản rất lớn cho tàu thuyền qua lại. Ngoại trừ một vài cây cầu mới cây sau này có tĩnh không cao 8-10m. Các cây cầu trước đây chỉ có tĩnh không 5,5-6,5m. Chính vì vậy các tàu lớn, thuyền lớn đều không thể lưu thông qua các khu vực này tạo nên sự ngăn cách, cản trở về giao thông không đáng có dẫn đến các thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế khi không vận chuyển được bằng đường sông.

Hương Nguyễn