Theo bạn, một người có tâm lương thiện phải là người như thế nào?

Trong mỗi chúng ta đều nuôi dưỡng một tấm lòng lương thiện, nhưng chúng thường bị giam hãm bởi chính cái tôi của mỗi con người. Cái tôi ấy dần khiến mọi người mất đi cái nét nguyên sơ thiện lương ban đầu.
lam-nguoi-luong-thien-kho-lam-1637798516.jpg
Làm người lương thiện không phải dễ dàng.

Biết thông cảm

Người có tâm lương thiện thường biết suy nghĩ cho người khác hơn chính mình. Họ làm mọi việc và nói mọi điều luôn quan tâm đến cảm nhận cho hoàn cảnh của người đó. Nói một cách khác thông cảm cũng như việc bố thí trong nhà Phật dạy. Bởi khi tâm chúng ta thực sự biết suy nghĩ biết thông cảm đến những khó khăn mà người khác đang trải qua, sự từ bi trong mỗi con người sẽ dẫn đến việc bố thí.

Ngoài ra, Phật giáo cũng cho rằng, việc cảm thông cho người khác cũng là một loại trí tuệ, đặc biệt hơn còn là trí tuệ bậc cao. Bởi để phân biệt những việc làm tốt xấu và kiềm chế được cái tôi của bản thân là một điều vô cùng khó khăn, không phải ai cũng có thể lĩnh hội được.

luong-thien-1-1637732746.jpg
Nguồn: Internet

Biết hổ thẹn

Tâm hổ hẹn hình thành trong quá trình sống của chúng ta và tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người. Những người lương thiện thường biết hổ thẹn trước những điều xấu và việc làm sai trái mà bản thân từng mắc phải. Để bản thân thực sự biết đâu là những điều sai trái và biết khắc phục những lỗi sai ấy là cả một quá trình.

Và những người biết hổ thẹn thường sẽ dễ dạy dễ bảo hơn những người khác. Vì trong lương tâm của họ luôn tồn tại một tòa án, tòa án ấy không cho phép họ làm những điều không phù hợp với luân thường đạo lý. Nếu như một giây phút nào đó họ làm những việc sai trái, tòa án ấy sẽ khiến họ cảm thấy hổ thẹn.

Không tranh cãi

Những người thông minh và lương thiện sẽ không bao giờ tranh cãi mỗi khi xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào trong cuộc sống. Đối với họ, sự tranh cãi sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân và đối phương. Nên họ thường chọn cách nhẫn nhịn và lặng lẽ đưa ra những quan điểm cá nhân trong mỗi cuộc tranh luận. Hơn ai hết, họ hiểu rằng, việc nhẫn nhịn sẽ dần tạo được sự cảm thông của người xung quanh. Chính những năng lượng tích cực ấy là giải pháp cho mọi cuộc tranh cãi đang diễn ra trong cuộc sống.

luong-thien-2-1637732745.jpg
Nguồn: Internet

Không đố kỵ

Việc sân si hay đố kỵ với một người nào đó được xem là những điều cấm trong Phật giáo. Đạo Phật cho rằng, tham, sân, si không thể làm người ta lớn lên theo thời gian mà đó chính là lối mòn đưa chúng ta đến gần hơn với sự ích kỷ trong cuộc sống. Người lương thiện sẽ không đố kỵ với những gì mà người khác đạt được. Vì họ biết để có được những kết quả như ngày hôm nay, người đó đã trải qua rất nhiều những khó khăn và thử thách, đây chính là quả ngọt mà họ đáng nhận được.

Với tấm lòng cảm thông và chia sẻ, người lương thiện sẽ xem những thành tựu đó là tấm gương sáng để có thể học hỏi và noi theo. Cuộc sống sẽ trở nên đẹp biết bao, nếu như không có sự đố kỵ, sân si. Mỗi người chúng ta sẽ có một cái đẹp riêng không ai giống ai cả. Đến một thời điểm nào đó, cái đẹp ấy sẽ thực sự tỏa ánh sáng mang lại vinh quang.

nguoi-co-tam-luong-thien-songkhoeplusvn-1637798556.jpg

Không giam hãm bản thân

Hướng con người đến sự lương thiện, chính là giải thoát cho chúng sinh thoát khỏi những ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi bản đầu. Trong bản ngã mỗi người đều có thiện lương, tu dưỡng là để phát huy thiện lương một cách cao nhất. Đừng tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si của dục vọng và những toan tính, hãy thiện bất cứ khi nào có thể như bản năng. Lương thiện là cách hay nhất để hóa giải những muộn phiền trong đời.