Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Khi nào "sống cho mình" và khi nào "sống cho người khác", câu chuyện không của riêng ai!

Quan tâm đến những gì người khác nói và nghĩ thật chất là một điều không thể. Bởi, trên thế giới này có hơn 7 tỷ người nhưng nếu chúng ta có mối quan hệ với hơn 7 tỷ người ấy, thì liệu chúng ta có quan tâm đến những gì họ phán xét với ta?
728jpg-1627873796.png

Khi quá quan tâm đến những gì người khác nói hay những điều người khác nghĩ về bản thân làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Chính vì thế, chúng ta luôn sống trong nổi lo sợ người khác nghĩ xấu về mình. Nên bạn luôn làm mọi thứ để mọi người xung quanh luôn nghĩ tốt về bạn. Nếu việc này kéo dài trong một thời gian, sẽ khiến bạn lâm vào trạng thái sợ sệch và nhút nhát, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Việc quan tâm đến những lời người khác nói, là một con dao hai lưỡi. Vì nếu bạn cứ nghe theo lời những người xung quanh mà làm theo ý họ, thì mọi người sẽ cho rằng bạn là một người tử tế và ngoan ngõan. Nhưng dần dần, bạn sẽ mất đi chính kiến và nhận thức của bạn thân đối với mọi thứ xung quanh mà thay vào đó là nhận thức của người khác.

Thế nên, tại sao bạn cứ muốn làm theo ý người khác, mà chúng ta không thực sự là chính mình.

song-khoe-plus-1627874115.jpg

Có những người không thích bạn, điều đó không sao cả vì bạn vẫn sống khi không có họ

Có nhiều người đặc biệt sinh ra là đã căm ghét mọi thứ và chính bạn, vậy tại sao bạn lại sợ họ buồn mà sống theo cách của họ? Những người này, có thể là những người bạn cùng lớp, những người bạn đồng nghiệp hay thậm chí là những người thân trong gia đình. Dù bạn có làm gì đi nữa, thì họ vẫn ghét bạn thôi. Vậy thì tại sao bản thân không ít nói ít làm theo ý họ đi. Mà sống cho cuộc đời của chính mình.

Những người quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta, chỉ có cha và mẹ, vì họ mới là người nuôi nấng và sinh ra ta. Nên ngoài, bậc sinh thành ra thì chẳng có ai tác động đến cuộc sống chúng ta được cả. Không có họ ta vẫn sống đẹp và sống tốt “Không có mợ thì chợ vẫn đông”.

Không phải bạn cứ làm theo ý họ, là họ sẽ tôn trọng bạn.

Nếu như bạn cứ chạy theo một người để làm theo ý họ. Nhưng họ chẳng mang lại lợi ích hay kinh nghiệm, kiến thức cho chúng ta. Vậy thì chúng ta chạy theo họ làm gì cho tốn công phí sức. Việc họ không quan tâm đến sức tồn tại của các bạn, nên bạn có thể để sự quan tâm ấy đến các mối quan hệ khác có ích hơn, mang lại cho bạn thêm giá trị trong cuộc sống.

Bạn càng cảm thấy tự tin về bản thân, bạn sẽ càng ít muốn làm hài lòng những người xung quanh chỉ để được yêu mến. Giá trị của bạn hoàn toàn không đến từ việc mọi người nghĩ gì về bạn hay đồng thuận với mọi điều bạn làm. Giá trị của bạn được trau dồi bởi những kinh nghiệm và trải nghiệm của riêng bạn. Để phát triển được những giá trị của mình, bạn phải quan tâm và yêu mến mình trước khi cố gắng làm hài lòng bất kỳ ai.

Mỗi người đều có một suy nghĩ khác nhau.

r-2021-07-29t133111439-1627540282.jfif
Không phải cứ "tattoo" là xấu

Mỗi người trong chúng ta ai cũng đều có một suy nghĩ khác nhau và suy nghĩ ấy thể hiện quan điểm của từng cá nhân. Nên việc mạnh dạn nói ra quan điểm của chính mình nghĩa là bạn đang tự tin đối với mặt với những biến cố trong cuộc sống. Quan điểm ấy “đúng” hay “sai” không còn là những thứ đáng lo ngại. Mà điều đáng nói ở đây là bạn dám sống thật với chính mình và không bị những quan điểm của người khác tác động.

Việc phải đối mặt với rất nhiều những lời dị nghị hay dèm pha thật ra cũng như những quan điểm cá nhân, ai cũng có những quan điểm cá nhân riêng. Nếu như bạn thấy quan điểm ấy là tốt cho bản thân thì có thể nghe theo, còn không thì hãy nói “say no”.

Hạnh phúc của bạn là trên hết

100055956-2665723487083548-526162025227747328-n-1627874161.jpg

 

Cho dù bạn có cố gắng đến đâu, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể khiến mọi người trong cuộc sống của bạn vui vẻ và hài lòng tuyệt đối. Không ai có được "siêu năng lực" ấy cả. Bạn bè hay gia đình và đồng nghiệp của bạn đều có nhiệm vụ tự tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn chỉ nên đứng ngoài, đóng vai trò xúc tác cho cảm xúc của họ được bùng nổ. Việc cố gắng làm vui lòng người ta, đôi khi sẽ khiến bạn bỏ quên hạnh phúc của mình, hết lần này đến lần khác tổn thương chính mình. Lâu dần, làm người khác hài lòng sẽ trở thành làm chính bản thân bạn mất lòng.

Việc bạn phải hài lòng người khác như việc “làm dâu trăm họ”. Có thể việc này bạn làm sẽ khiến hài lòng người khác, nhưng việc đó lại khiến một người bạn của mình không hài lòng. Điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn xoay theo tốc độ 360 độ, bạn không còn là chính mình nữa, mà là những phần tử góp phần trong suy nghĩ của họ.

Ví dụ: Khi chúng ta nấu một món ăn, bản thân cảm nhận là rất ngon và xuất sắc. Nhưng khi chúng ta đưa cho người A thưởng thức thì họ lại nói quá nhạt và ta thêm muối vào cho vừa ăn. Rồi đến lúc chúng ta đưa món ăn ấy cho người B thưởng thức, thì họ lại nói chúng quá mặn. Điều này, cũng như những mối quan hệ trong cuộc sống vậy, bạn sẽ không đủ sức làm thỏa mãn hết những suy nghĩ của người khác. Mà thay vì vậy hãy nghĩ cho chính mình và tự cảm thấy ngon với món ăn mà bản thân làm ra.