Theo văn bản, có 5 nhóm đối tượng thuộc các trường hợp sau được hoạt động gồm:
1.Cấp cứu, lực lượng công tác phòng, chống dịch;
2.Cán bộ, phóng viên, biên tập viên;
3.Công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật;
4.Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, phương tiện đưa đón công nhân của doanh nghiệp được hoạt động, phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu;
5.Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của thành phố.
Thời gian thực hiện từ từ 18h - 6h00 từ 26/7 đến hết 1/8.

Khung hình phạt vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
Theo quy định, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về lỗi "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".
Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (bằng 2.000.000 đồng); nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng thấp nhất là 1.000.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng cao nhất là 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp ra đường trong thời gian cấm nêu trên mà làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.