Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Một môi trường làm việc hiệu quả cần có những yếu tố sau

Theo những nghiên cứu gần đây nhất về hiệu quả cũng như năng suất làm việc tại một công ty của Mỹ, thì môi trường làm việc chiếm phần lớn yếu tố thành công hay thất bại của tổ chức nó. Nếu môi trường làm việc luôn năng động và luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, sẽ khiến cho các cá nhân trong tổ chức đó tích cực làm việc hơn.
9326291b-moi-truong-lam-viec-tot-0-compressor-1628226985.jpg

Sự tương trợ lẫn nhau.

Những nhà quản lý hiện nay luôn muốn cấp dưới của mình sẽ tuyệt đối trung thành với tổ chức và nhà quản trị. Tuy nhiên, họ lại quên rằng, nếu như không có sự hỗ trợ và định hướng rõ ràng từ họ. Thì dù các bạn nhân viên có trung thành đến đâu đi nữa cũng không thể hoàn thành tốt được công việc. Nếu bạn là một nhà quản trị tài ba, bạn nên chú ý đến từng năng lực của nhân viên, từ đó mà đưa ra những chiến lược hỗ trợ phù hợp.

Giao tiếp trong kinh doanh

Vấn đề giao tiếp đóng một vai trò rất lớn trong việc truyền đạt những thông tin hay nhiệm vụ từ cấp trên đối với cấp dưới và giữa đồng nghiệp với nhau. Nếu như việc truyền đạt này không được rõ ràng và mạch lạc sẽ dễ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra. Khi giao tiếp với nhân viên bạn cần thực hiện theo đúng những nguyên tắt sau.

Rõ ràng và thẳng thắn: Hãy chắc chắn rằng những gì bạn đang dự định nói được truyền đạt đúng và dễ hiểu.

Lắng nghe cẩn thận: Khi nhân viên nói điều gì đó, hãy chắc chắn rằng bạn lắng nghe cho đến khi kết thúc và hiểu rõ những gì họ nói. Điều này thể hiện sự tôn trọng cũng như cho thấy rằng bạn rất chú tâm đến những gì họ nói.

Lặp lại: Khi giao tiếp với nhân viên, việc lặp lại những gì họ nói luôn là điều tốt bởi nó sẽ đảm bảo với họ rằng bạn đã lắng nghe từng lời họ nói. Nó cũng sẽ cho thấy rằng bạn quan tâm đến ý kiến ​​của họ.

Tiến hành cuộc họp 1:1 với nhân viên: Các cuộc trò chuyện riêng tư với nhân viên sẽ tạo dựng niềm tin với họ. Nó cũng sẽ thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với họ và thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn.

Thông thường, trong các cuộc họp này, bạn sẽ có cơ hội gắn kết với nhân viên, cung cấp thông tin, nhận phản hồi, đưa ra hướng dẫn và cố gắng giải quyết mọi thách thức mà nhân viên có thể gặp phải. Ngoài ra, đối với nhân viên, đây là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ ý tưởng và thảo luận về kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp của họ khi ở công ty.

Cơ hội phát triển rõ ràng

Đây là một yếu tố rất cần thiết trong môi trường làm việc. Vì chẳng ai muốn mình suốt đời cứ là một người nhân viên cả. Họ cũng muốn một ngày nào đó mình được thăng chức dựa trên năng lực hiện có của mình. Từ đó, ta có thể thấy rằng để có một môi trường làm việc linh động và hiệu quả, những nhà quản trị cần thiết lập nên lộ trình thăng tiến rõ ràng cho từng cá nhân.

6dc4f5e03aae69a28d6f86d776b9c6c2-1628226985.jpg

Khen thưởng

“Có công thì thưởng, có phạt thì trừng”. Đây là một câu nói của người xưa được áp dụng cho đến tận ngày hôm nay. Khi các bạn nhân viên lập được một công lao lớn, họ cũng muốn được nhà quản trị và tổ chức khen thưởng. Điều này như khích lệ sự tích cực của mỗi cá nhân. Việc này tưởng chừng như đơn giản. Nhưng hiện nay có rất nhiều tổ chức vẫn không thể làm được. Những nhà quản trị dường như ai cũng trốn tránh vấn đề này. Họ xem việc thực hiện hoàn thành tốt công việc là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, không có gì để đáng khen thưởng cả. Nhưng khi cấp dưới làm sai, thì họ luôn ra sức chì chiết, điều này hướng những nhân viên trong tổ chức có suy nghĩ không công bằng.

Công bằng

Nói đến môi trường làm việc lý tưởng, dĩ nhiên không thể thiếu sự công bằng. Nhân viên mong muốn được đối xử giống như các đồng nghiệp của họ. Một nhà quản lý luôn nỗ lực để đảm bảo sự công bằng trong lương thưởng, lợi ích và cơ hội thăng tiến sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc giữ chân và tuyển dụng nhân tài hàng đầu. Một khía cạnh quan trọng của môi trường làm việc công bằng là cơ hội bình đẳng để thăng tiến. Nếu nhân viên cảm thấy họ không có cơ hội đóng góp và phát triển, họ sẽ dễ dàng bỏ việc.

Quản lý bằng cách gương mẫu

Nhân viên luôn được sự chỉ dẫn và dẫn dắt của những nhà quản trị. Từ đó ta thấy được, những nhà quản lý là tấm gương sáng cho cấp dưới cho thể soi vào theo đó mà thực hiện. Nếu bạn vẫn cứ bình như vại, thực hiện những thói quen xấu sẽ khiến cho tổ chức của bạn theo đó mà thực hành theo.

Những việc làm: đi trễ, trễ deadline... tưởng chừng là rất đơn giản, nhưng với cương vị là một nhà quản trị. Khi bạn đến trễ sẽ bị cấp dưới của mình chê cười và lấy lý do “anh đi trễ được, tôi cũng đi trễ được” mà phá hỏng toàn bộ nguyên tắt của tổ chức.