Những cách thức kiếm tiền thời đại 4.0

Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số, những phương tiện truyền thông cũng theo đó mà đa dạng không kém. Ngày càng có nhiều những trang mạng xã hội được “sinh sản” không kế hoạch và đây cũng chính là cơ hội và thách thức cho cho các doanh nghiệp.

TikTok

tiktok-insiders-say-chinese-parent-bytedance-is-in-control-scaled-1624864522.jpeg

1. Là thành viên của Quỹ Nhà sáng tạo

Để hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, TikTok đã ra mắt Quỹ Nhà sáng tạo 200 triệu USD và sẽ phát triển lên 1 tỷ USD vào năm 2023. Với chương trình này, các nhà sáng tạo có thể đăng ký nhận hỗ trợ từ tài khoản của mình và kiếm tiền từ mỗi video được đăng tải.

2. Quảng bá cho thương hiệu

Các nhà sáng tạo nội dung có thể chủ động liên hệ nhãn hàng hoặc tìm kiếm các cơ hội qua Creator Marketplace của TikTok. Các hình thức quen thuộc như sáng tạo nội dung có thương hiệu hay sử dụng affiliate link đều có thể được linh hoạt áp dụng trên TikTok. Tuy nhiên, các nhà sáng tạo cần minh bạch với người xem bằng cách sử dụng hashtag và đánh dấu video là “Có nội dung quảng cáo” để giữ được niềm tin ở khán giả của mình.

3. Kiếm tiền từ Kim cương của TikTok

Người sáng tạo nội dung có thể phát trực tiếp và nhận quà từ người hâm mộ trên 18 tuổi. Các món quà này được mua bằng xu của TikTok, sau đó có thể được đổi thành Kim cương và cuối cùng là tiền mặt. TikTok đặt giới hạn cho số tiền người sáng tạo có thể “rút” mỗi ngày, hạn mức này sẽ được hiển thị trong quá trình nhận tiền của người dùng.4. Quảng cáo nhạc

Facebook

r5580163024904437e823ab6d620d3674-1624864522.jfif

1. Thêm quảng cáo vào video

Facebook sẽ tự động xác định những khoảng thời gian nghỉ tự nhiên trong video của bạn để đặt quảng cáo, hoặc người dùng có thể tự chọn vị trí quảng cáo. Thu nhập người dùng kiếm được sẽ phụ thuộc vào số lượt xem video và nhà quảng cáo.

Cách thức này phù hợp với với đa số nội dung, đặc biệt là các video dài và thân thiện với công chúng, phù hợp với nhiều nhà quảng cáo.

2. Cộng tác với các thương hiệu

Người dùng Facebook có thể sáng tạo và đăng nội dung giới thiệu hoặc chịu sự chi phối của đối tác kinh doanh (branded content), hoặc sử dụng các đường dẫn liên kết (affiliate links) để kiếm tiền. Trình quản lý cộng tác với thương hiệu của Facebook sẽ giúp hai bên tìm và kết nối với nhau, từ đó hợp tác với nhau dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn.

Phương thức này phù hợp với những người dùng, Trang hoặc Nhóm có lượng người theo dõi trung thành, hoạt động tích cực, đồng thời sản xuất nội dung xoay quanh các chủ đề thân thiện với thương hiệu và công chúng.

3. Thêm chương trình đăng ký theo dõi trả phí vào Trang (Page Subscription)

Các độc giả trung thành của Trang sẽ đóng góp bằng cách trả một khoản tiền định kỳ hàng tháng mà bạn đặt ra. Những người ủng hộ này sẽ có huy hiệu riêng; người quản trị Trang có thể sáng tạo một số nội dung độc quyền cho họ. Hiện tại, chỉ các Trang được mời mới có thể sử dụng Page Subscription.

Phương thức này phù hợp với các Trang có nhiều người theo dõi hoạt động tích cực và có định hướng cung cấp nội dung độc quyền.

4. Thêm thành viên trả phí vào Nhóm (Group Subscription)

Các thành viên tích cực của Nhóm có thể đóng góp cho Nhóm và các quản trị viên bằng cách trả một khoản phí mỗi tháng. Cách thức kiếm tiền này phù hợp với quản trị viên của các Nhóm có cộng đồng hoạt động sôi nổi và đều đặn.

5. Bán hàng trên Facebook

Có rất nhiều cách để bán hàng trên Facebook, bao gồm đăng mặt hàng lên các Nhóm, bán hàng trong từng khu vực trên “Marketplace”, hoặc sử dụng Cửa hàng Facebook nếu bạn có Trang dành cho doanh nghiệp. Đây là cách thức chịu ít ràng buộc từ Facebook nhất, cũng có nghĩa là người mua và người bán cần chủ động bảo vệ mình trong quá trình giao dịch.

YouTube

anh-chup-man-hinh-39-1624864575.png

1. Quảng cáo trong video

Người sáng tạo trên 18 tuổi có thể thêm quảng cáo vào video của mình và kiếm một khoản tiền dựa vào từng loại quảng cáo cụ thể. Nội dung càng thân thiện với công chúng càng thu hút nhiều nhà quảng cáo.

2. Thu nhập từ YouTube Premium

Khi một người dùng Premium xem video, các nhà sáng tạo sẽ được nhận một phần tiền từ phí đăng ký của họ, và công cụ này được thực hiện hoàn toàn tự động.

3. Kiếm tiền từ tính năng hội viên của kênh

Các kênh có từ 30.000 người đăng ký trở lên có thể sử dụng tính năng Hội viên với mức phí do người sở hữu quyết định. Hội viên có biểu tượng cảm xúc và Huy hiệu riêng, đồng thời được xem các nội dung độc quyền của kênh và có thể tham gia trò chuyện qua Live Chat với người sáng tạo. Đây là một phương thức kiếm tiền ổn định và lâu dài, cho phép người sáng tạo tương tác nhiều hơn với các khán giả trung thành và tạo mối quan hệ bền vững, tuy nhiên kênh cần phải đạt một mức độ phổ biến nhất định mới có thể bắt đầu.

4. Bán hàng trên Merchandise Shelf

Để bán merchandise, người sở hữu phải trên 18 tuổi và kênh cần đạt ít nhất 10,000 người theo dõi. Lập các khảo sát (Poll) để hỏi ý kiến của người xem về thiết kế sản phẩm, hoặc “tung” merchandise để ăn mừng các cột mốc mới trên kênh là một số cách đơn giản để người dùng tạo hiệu ứng, thu hút người xem mua sắm các sản phẩm của mình.

5. Kiếm tiền từ Super Chat và Super Stickers khi phát trực tiếp

Khi người xem video trực tiếp ủng hộ cho creator bằng tiền, bình luận, tin nhắn hoặc nhãn dán của họ sẽ được làm nổi bật trong một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào khoản tiền ủng hộ, hay còn được biết đến với cái tên “Super Chat” và “Super Stickers”. Người sáng tạo sẽ dựa vào phần “highlight” này để cảm ơn và tương tác với những người ủng hộ này trong lúc phát trực tiếp.

6. Sản xuất nội dung quảng cáo

Chủ sở hữu kênh có thể trực tiếp hợp tác với các nhãn hàng và kiếm thêm thu nhập mà không cần phải trích một phần tiền cho YouTube. Đây cũng là nguồn thu nhập lớn và phổ biến nhất của các “influencer” trên nền tảng Youtube, chẳng hạn một video du lịch chứa quảng cáo của YouTuber sở hữu 1,6 triệu người đăng ký Khoai Lang Thang có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Bên cạnh nhãn “Có chứa nội dung quảng cáo” của YouTube, người sáng tạo nên minh bạch với người xem của mình thông qua hashtag và chính nội dung video.

Instagram

free-instagram-followers-1024x683-1624864522.jpg

1. Thêm quảng cáo vào IGTV

Người sáng tạo nội dung có thể kiếm về 55% tổng doanh thu quảng cáo trong IGTV của mình. Thu nhập được trả theo tháng và phụ thuộc vào số lượt xem video (Monetizable Plays) và nhà quảng cáo. Hiện tại, chỉ có người dùng trên 18 tuổi, có tài khoản của người sáng tạo hoặc doanh nghiệp tại các quốc gia như Mỹ, Anh và Úc mới có thể sử dụng cách thức này, nhưng Instagram sẽ liên tục mở rộng phạm vi này trong năm tới.

2. Bán hàng trên Cửa hàng Instagram

Bắt đầu từ ngày tháng 6/2021, Instagram đã cho phép người sáng tạo nội dung sử dụng Cửa hàng Instagram với hồ sơ cá nhân, thay vì chỉ liên kết với hồ sơ doanh nghiệp như trước đây. Vào cuối năm 2021, những người sáng tạo có thể hợp tác với các đối tác kinh doanh của Instagram để thiết lập cửa hàng và ra mắt sản phẩm độc quyền trên ứng dụng.

3. Hợp tác với thương hiệu

Bằng cách sáng tạo các nội dung có thương hiệu theo phong cách của mình, người dùng có thể kiếm tiền từ các hợp đồng với nhãn hàng. Người dùng có thể đăng nội dung quảng cáo sản phẩm trực tiếp dưới dạng ảnh, video, IGTV, Reels,… hoặc gắn các đường dẫn liên kết (affiliate links) vào Story của mình để được hưởng hoa hồng từ số lần người dùng truy cập.

Số liệu từ Instagram cho thấy, 55% người dùng mua sản phẩm sau khi thấy chúng được sử dụng bởi các creator. Đây là một dấu hiệu khả quan cho tương lai của nghề “influencer”, hay người có sức ảnh hưởng.

4. Kiếm Huy hiệu khi phát trực tiếp

Tương tự như trên Facebook, người sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền trong các video trực tiếp trên Instagram bằng cách nhận Huy hiệu (Badges) từ người xem, mỗi Huy hiệu có giá từ 0,99 đô la đến 4,99 đô la. Bên cạnh tên người dùng đã mua Huy hiệu sẽ hiện hình trái tim để creator có thể cảm ơn và tương tác với họ.

Bên cạnh đó, Instagram cũng đang thử nghiệm quảng cáo nhãn dán trong Story và thúc đẩy hoạt động mua sắm với tính năng Reels.