Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Khúc ruột miền Trung ôm lấy người “Anh” Sài Gòn

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, cả nước đang hướng mình về miền Nam thân yêu. Thì ở đâu đó, những người con miền Trung đang dành hết những gì mà mình có được gửi cho người con dân miền Nam chống dịch.

"Sài Gòn ơi! Có mệt lắm không?/ Nước mắt, mồ hôi, nối giọt thành dòng/ Sông Sài Gòn bỗng dưng cuộn sóng/ Nếu mệt rồi, ngủ chút nhé, Sài Gòn ơi...

Chiều Sài Gòn đôi mắt vẫn âu lo/ Màu hoàng hôn giấu trong ngày hối hả/ Khe khẽ thôi chân mẹ đã mỏi rồi/ Tình yêu người vẫn chảy giữa ngàn khơi...

Sài Gòn ơi, nếu mà người có mệt/ Cả nước ôm người một chút sẽ khỏe thôi/ Rồi thành phố sẽ vươn mình mạnh mẽ/ Thương lắm Sài Gòn, yêu lắm Sài Gòn ơi".

Đó chính là những câu thơ đầy thiết tha của cô giáo Ngọc Uyển làm việc tại thành phố Đà Nẵng, gửi đến cho các bạn niềm Nam, nhằm động viên tình thần Sài Gòn thoát khỏi đại dịch. Sinh ra và lớn lên giữa mảnh đất hào hoa và tráng lệ lần đầu tiên, bản thân mới thấy được cảnh Sài Gòn mệt mỏi như thế này. Thay vào những đoàn người kẹt xe tấp nập hàng ngày là những đoàn người đang chen chúc vào nhau tronng những khu cách ly phong tỏa đến nổi quá tải. Thay vào những ngọn đèn đô thị đỏ xanh là những màu áo xanh, áo trắng của những đội tình nguyện viên, của những người y bác sĩ tấp nập giúp Sài Gòn chống dịch. Giữa tâm dịch như thế này, chúng ta mới thấy được ngoài những tiếng còi xe cứu hỏa hằng đêm vẫn tít còi, còn là những tiếng “yêu thương” của đồng bào ở mọi miền đất nước đang hướng về miền Nam. Những con người chân chất thật thà với một trái tim cháy bỏng, vẫn đang góp hết sức mình để miền Nam có thể thoát khỏi cơn đại dịch. Ngày xưa ấy, khi đất nước còn yên bình, tôi vẫn nghe rằng cả nước gồng mình ôm lấy miền Trung yêu thương. Thì hôm nay, những con người miền Trung ấy lại đùm bọc bao lấy Sài Gòn đau thương.

Những tấn rau cũng như lương thực từ những con người miền Trung thật thà vẫn đang chở vào từng ngày từng đêm, mong sao Sài Gòn có đủ cái ăn cái mặc. Mặc dù, vẫn đang khó khăn đó, vẫn đang đại dịch ấy. Nhưng những người con miền Trung không thể nào bỏ quên đi một Sài Gòn yêu thương. Họ xem Sài Gòn như một người anh, người em ruột rà máu mũ. Đã gọi là anh, em thì làm sao có thể bỏ nhau được.

Những con người ấy tâm sự với những con người miền Nam rằng: Khi miền Trung vào những cơn bão thập tử nhất sinh. Chẳng hề bỏ mặc, Sài Gòn đã vang rộng vòng tay ra mà ôm lấy khúc ruột miền Trung vào lòng mà xoa dịu, nâng nui. Đến bây giờ Sài Gòn ngã bệnh, họ không thể nào bỏ mặc được, đó gọi là sự vô ơn.

Đó rồi chẳng ai nói với ai tiếng nào, có bao nhiêu thì góp đi bấy nhiêu. Chẳng có gì nhiều, chỉ là vài bó rau, củ, quả, trái cây… nhưng đó là tất cả tấm lòng của những người con miền Trung gửi đến người “anh” Sài Gòn đang “quằn quại” trong cơn đại dịch.

Nhìn những hình ảnh, những con người miền Trung mang những tấm lòng của mình đến với những địa điểm tiếp nhận sự đóng góp cho miền Nam, khiến người ta không khỏi xót thương. Người có nhiều thì góp nhiều, người có ít thì góp ít. Chỉ là những trái hồng, trái bí, trái cà… nhưng đã gọi nhau là hai tiếng đồng bào thì có hạt gạo bẻ đôi họ cũng đành.

anh-tuyet-hat-ve-tam-long-nguoi-mien-trung-gui-den-sai-gon-1627635132-1627709545.jpg

Trước tình cảnh ấy, khiến những ngòi bút như chúng tôi không khỏi nào xúc động trước những tình cảm yêu thương của tấm lòng miền Trung gửi vào trong Nam. Nghệ sĩ Ánh Tuyết, một người con sống giữa cái nắng chói chang của miền Trung đất nước chia sẻ với chúng tôi rằng

Hơn 30 năm, Sài Gòn không biết từ khi nào đã trở thành nhịp đập trong trái tim tôi, đã nuôi tâm hồn tôi lớn mạnh cùng nghệ thuật.

Dù rằng tôi đang sống tại Hội An, nhưng trong lúc này lòng tôi cứ đau đáu ngóng tin từng giờ, từng phút, từng giây để biết bà con trong đó bây giờ ra sao, thành phố bây giờ thế nào.

Tôi đã hát bằng tấm lòng của người dân xứ Quảng chắt chiu gom góp những món quà nghĩa tình gởi vô Nam. Buổi sáng hôm đó, tôi đã rơi nước mắt khi thấy bà con gom góp từng bó rau, trái bầu, củ cải…

Ở điểm tập kết nông sản, tôi gặp một cô bị khuyết tật tới góp 100 nghìn. Cô ấy nói biết là mình đang khó đấy, nhưng của ít lòng nhiều, chỉ mong cho miền Nam sớm vượt qua được khoảng thời gian này.

Khi được chứng kiến những hình ảnh nghĩa tình ấy, rồi hát lên lời ca mà bạn Hồ Tấn Vũ viết ra, tôi đã khóc ngon lành.

Sau đó, tôi quyết tâm thu âm, rồi đi quay thêm tư liệu, hình ảnh bà con đang gom góp nông sản gửi vào Nam với hy vọng có thể mang đến một sản phẩm thật ý nghĩa để gửi tặng mọi người lúc này

Là một người miền Nam, tuy rằng chẳng sinh sống nơi mảnh đất khô cằn sỏi đá miền Trung, không chứng kiến được những cơn lũ tàn ác đi qua. Nhưng đứng trước những tấm lòng của những người miền Trung, tôi không thể nào không khỏi xót xa. Thay mặt Sài Gòn, tôi xin cảm ơn tất cả tấm chân tình của những người con xứ Quảng. Chính những tấm lòng lớn lao ấy, đã tạo nên một đất nước Việt Nam sẻ chia, đoàn kết nghĩa tình. Và tôi tin rằng một ngày nào đó Sài Gòn sẽ hết dịch, đất nước sẽ thoát khỏi cơn đại dịch, đất nước ta lại rộn ràng đông vui nghĩa tình.