Công dụng chữa bệnh của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Cây bằng lăng ngoài làm bóng mát, một số bộ phận của cây bằng lăng khi kết hợp với một số loại thuốc đông y còn có tác dụng chữa bệnh.

Cây bằng lăng là loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh của Việt Nam. Ngoài tác dụng tạo bóng mát và cảnh quang thì các bộ phận của cây bằng lăng như rễ, vỏ cây, lá khi kết hợp với một số loại thuốc đông y thì còn tác dụng chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về tác dụng của cây bằng lăng.

Cây bằng lăng có xuất xứ từ Ấn Độ. Đây là một loại thực vật thuộc chi tử vi. Cây bằng lăng có chiều cao trung bình từ 10 tới 15m, thuộc loại cây thân gỗ. Vỏ cây thường có màu nâu đen. Bằng lăng cho tán lá rậm, thường hay rụng lá vào mùa khô. Lá có chiều dài tới 20cm, nhẵn, cứng và có hình bầu dục, phần cuống lá to dài, thường nhọn ở đỉnh và tròn ở gốc.

Hình ảnh hoa Bằng lăng tím

Hoa bằng lăng mọc thành chùm có tán khá là lớn, cho hoa đẹp, thường có cành tràng màu hồng nhạt hơi nhám, cứng và hạt có những cánh mỏng. Quả và lá của cây bằng lăng có thể sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Cây bằng lăng được trồng nhiều ở các công viên, trên đường phố, trường học để làm bóng mát và cảnh quan. Gỗ của cây bằng lăng cho chất lượng gỗ tốt thường sử dụng để đóng thuyền hay đóng đồ mộc.

Thành phần hoá học

Trong vỏ thân cây bằng lăng có ancaloit, flaconoit, axit hữu cơ, taminm saponinm cumarin và sterol. Trong đó tamin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yêu là biểu thị bằng axit malic 4,22%, tổng số đường 14,2% trong đó đường khử 13,2%, saccaroza 0,95%, chất nhầy 2,76%, gôm 3%, pectin 2,81%.

Trong lá và hoa cũng có những chất như trong vỏ thân nhưng với tỷ lệ thấp hơn: Tamin catechic và gallic 5,42% trong đó tamin catechic chiếm 76%, tamin gallic 24%, axit hữu cơ 2,83%, đường 5,8% trong đó đường khử 5,22%, saccaroza 0,57%, chỉ số bọt dưới 100, nhưng gôm chất nhầy cao hơn trong vỏ thân. Chất nhầy 3,25%, gôm 3,7%, pectin 6,51%.

Các loại cây bằng lăng

Cây bằng lăng tím

Là loại cây thân gỗ sống lâu năm lại dễ trồng và khỏe mạnh nên bằng lăng được trồng nhiều làm cây công trình mang lại cảnh quan và bóng mát.

Bằng lăng tím được ưa chuộng sử dụng để trang trí lấy bóng mát, tạo cảnh quan đẹp cho mọi tuyến đường, không gian trường học, bệnh viện, công viên. Hình ảnh cây bằng lăng hoa tím nở rộ tạo nên vẻ đẹp nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn say đắm chú ý vào cây.

Bằng lăng thuộc học tử vi Lythraceae, hoa bằng lăng nở rộ vào khoảng tháng 4 cho đến hết tháng 5, mang đến không gian tím ngợp sắc, thơ mộng, khiến cho tháng năm học sinh thêm đặc biệt và cũng làm cho người ta nhớ lại những ký ức khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cây bằng lăng ổi hoa trắng

Cây bằng lăng ổi hoa trắng còn có tên gọi khác như cây sang sẻ, bằng lăng cườm. Tên khoa học của bằng lăng ổi hoa trắng là Lagerstroemia calyculata Kurz. Cây bằng lăng hoa ổi được người ta ưa thích bởi màu sắc hoa ngọc ngà, tinh khôi, khác hẳn với màu tím truyền thống mà chúng ta hay gặp.

Hình ảnh cây Bằng Lăng ổi có hoa màu trắng
Hình ảnh cây bằng lăng ổi có hoa màu trắng

Cây chỉ bằng lăng

Những cây chỉ bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia, có nguồn gốc Đông Á, Úc, được một thương gia người Thụy Điển tên là Magnus von Lagerström đặt tên cho loài cây này.

Chỉ bằng lăng là loại cây thân gỗ, thân tạo nếp máng hình gân, mỗi năm đều tiến hành lột vỏ nên bề ngoài thân cây loang lổ. Loài cây này khá thu hút những động vật gặm nhấm như sóc tới xây tổ tạo thành những lỗ hổng trên thân cây.

Cây bằng lăng rừng

Hoa bằng lăng rừng mọc thành từng chùm, cánh to màu hồng phấn đẹp lạ mắt và độc đáo.

Đây là giống cây mọc hoang dại, thường mọc ở các khu vực sườn đồi, núi, có tác dụng giữ đất tránh tình trạng xói mòn, sạt lở, rất tốt trong việc ổn định sinh thái đất.

Những cây bằng lăng rừng mang trong mình sắc đẹp tự nhiên thuần khiết nên được ưa chuộng sử dụng làm cây công trình để trang trí cảnh quan. Hoa bằng lăng rừng thường nở từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch khác với mùa hoa của cây bằng lăng tím.

Hình ảnh cây Bằng Lăng rừng
Hình ảnh cây bằng lăng rừng

Tác dụng của cây bằng lăng

Chữa bệnh tiểu đường: Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

Giúp giảm cân: Lấy lá bằng lăng đun nước uống vừa giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ. Đặc biệt, đây là cách giảm cân hiệu quả đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2.

Giúp chữa bệnh gout: Lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilatone có khả năng ức chế xanthine oxidase giúp giảm acid uric trong máu. Nhờ vậy, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Giúp chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ: Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày; có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống; dùng từ 7 - 10 ngày.

Chữa bỏng: Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng; ngày bôi từ 2 - 3 lần.

Chữa nấm da (hắc lào): Vỏ thân cây bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20 - 30% dùng bôi vào vùng có nấm da hoặc hắc lào.

Làm giảm nhiễm khuẩn: Dùng vỏ bằng lăng nấu nước rồi cô đặc lại thành cao. Khi bôi lên vết thương sẽ giúp tạo lớp màng che phủ bảo vệ tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cao này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng.

Trên đây là một số tác dụng của cây bằng lăng đối với sức khoẻ khi kết hợp với một số loại thuốc đông y.

Lưu ý, những bài thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.