Cách chăm sóc da sau nặn mụn để nhanh phục hồi

Nhuận Phẩm
Sau nặn mụn nếu làn da không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn, để lại thâm và sẹo rỗ.

Các dạng mụn phổ biến

Mụn là trạng thái Viêm da do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình nhất phải kể đến rối loạn nội tiết; lỗ chân lông bị bít tắc; da mặt bị nhiễm khuẩn, bụi bẩn; dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm chứa corticod; thức khuya, stress; môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước không sạch; nóng gan, cơ chế thải độc của cơ thể hoạt động kém…

Tuy nhiên, nếu là loại mụn chưa có nhân, mụn nước, mụn thịt, mụn máu… bạn không nên can thiệp lấy nhân mụn. Vì cơ bản, các loại mụn này không có nhân, rất dễ lan rộng tổn thương khiến da thâm và để lại sẹo trên da.

Thông thường da mặt thường xuất hiện nhiều thể mụn cùng lúc

Bạn cần lưu ý, với mụn bọc khi nặn chỉ được dùng bằng tay vì dùng cây nặn rất dễ gây sẹo. Để dễ hơn, bạn có thể dùng dùng đầu kim nhọn đã được sát khuẩn tạo lỗ nhỏ trên đầu nốt mụn rồi nặn hết mủ tích tụ. Với mụn ẩn, bạn có thể dùng tay hoặc cây nặn mụn chuyên dụng. Với mụn cám, bạn nên dùng mặt nạ để lộ. Còn với mụn sữa, bạn dùng cây nặn hoặc dùng máy hút.

Điều đặc biệt quan trọng, trước khi nặn mụn, các dụng cụ hỗ trợ và kể cả tay cũng cần làm sạch, tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.

Làm gì sau nặn mụn?

Sau nặn mụn, làn da thường có tình trạng sưng đỏ. Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho làn da để làn da nhanh dịu, giảm kích ứng.

Trước tiên, bạn cần dùng bông mềm thấm nước và làm sạch da mặt. Sau đó, bạn có thể sử dụng mặt nạ có tính kháng viêm, dịu kích ứng như nha đam, nước trà xanh, nước chanh, mật ong hoặc sữa tươi không đường…

Bạn có thể sát khuẩn bằng nước muối cho da sau nặn mụn

Ngoài ra, bạn có thể làm dịu da bằng cách dùng khăn sạch bọc viên đá lạnh mà massage nhẹ nhàng trên da. Những cách này sẽ giúp se khít lỗ chân lông, giảm sưng tấy, giảm đỏ nhanh chóng.

Tuyệt đối, bạn không được sử dụng mỹ phẩm hoặc đồ trang điểm sau nặn mụn. Tránh làn da bị nhiễm trùng, kích ứng và khó phục hồi. Phải có biện pháp chống nắng kỹ càng. Không để da tiếp xúc với nắng hoặc khói bụi. Bởi làn da lúc này rất nhạy cảm, sức đề kháng làn da bị suy yếu. Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau 2-3 ngày, bạn có thể sử dụng dưỡng ẩm chứa vitamin B để các tổn thương nhanh lành. Tránh các sản phẩm chăm sóc chứa Vitamin C hay E, vì có thể gây kích ứng.

Nên để 2-3 ngày để da phục hồi sau đó mới trang điểm

Bên cạnh đó, sau nặn mụn, bạn nên bổ sung nhiều nước, thực phẩm như rau xanh, trái cây để cung cấp dưỡng chất giúp tái tạo nên da khỏe mạnh. Đặc biệt, bạn cần tuyệt đối không sờ tay lên da, vệ sinh các vật dụng tiếp xúc nhiều với da như khăn mặt, chăn ga, điện thoại… Nên hạn chế thức khua, giữ tinh thần thoải mái.

Đắp mặt nạ là bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da sau nặn mụn. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và chữa lành làn da tổn thương. Bạn có thể sử dụng mặt nạ gồm mật ong, sữa chua và tinh bột nghệ hoặc mặt nạ khoai tây và sữa tươi… để trị thâm và giảm sưng đỏ.