Bạn nên làm gì khi chiếc điện thoại của mình bị “vô nước”

Việc sơ ý làm chiếc điện thoại thân yêu của mình xuống nước là một tai nạn khó tránh khỏi, mà ai trong chúng ta cũng một lần mắc phải. Nhưng khi đối mặt với vấn đề đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục kịp lúc, để các bạn không phải tốn tiền sắm một chiếc điện thoại mới về nhà.

Đối với các dòng điện thoại cao cấp như IPHONE, SAMSUNG, SONY đều được trang trang bị cho mình một khả năng chống nước tối đa là 30 phút. Tuy nhiên, đối với các dòng máy tầm trung và tầm thấp thì khả năng chống nước được đánh giá là chống nước rất thật. Nếu chẳng may, chiếc điện thoại bạn bị rơi xuống nước. Đồng nghĩa với việc, bạn chẳng còn nhìn thấy nó nữa.

Nhưng, nếu bạn là biết cách khắc phục kịp thời, chiếc điện thoại của bạn vẫn được “cứu” và vẫn còn sử dụng được. Biết được điều đó, Sống Khỏe Plus mách bạn cách “cứu sống” chiếc điện thoại thân yêu của mình.

Các bước cần làm để cứu điện thoại khi bị vô nước

nen-lam-gi-khi-do-dien-tu-bi-vo-nuoc-4-768x432-1626066186.jpg

1. Nếu máy chưa tắt nguồn thì bị hãy làm nhanh điều đó, rồi giữ máy ở tư thế đứng.

2. Tháo nắp lưng, gỡ pin đối với những máy có pin rời để ngắt nguồn điện tránh làm thiết bị bị chập mạch.

- Tháo microSD, thẻ SIM, cũng như pin

- Tháo thẻ nhớ microSD, SIM và pin

oip-2021-07-12t120052361-1626066186.jfif
Nên tháo các phụ kiện điện thoại ra khỏi máy

3. Nếu điện thoại của bạn có thiết kế nguyên khối không thể tháo pin ra. Trong trường hợp này, bạn phải thật cẩn thận và thực hiện tiếp các bước sau.

4. Hãy gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi và phụ tùng trên điện thoại như bao bảo vệ hay ốp lưng.

5. Lấy thẻ SIM và thẻ nhớ ra, mở các cổng hay nắp đậy để điện thoại được thông gió hơn.

6. Lau khô mọi thứ bằng khăn lông kể cả phần ngoài của điện thoại, phải cẩn thận không cho nước nhiễu vào các khe hở của điện thoại.

oip-2021-07-12t120228318-1626066186.jfif
Lau sạch nước điện thoại bằng khăn khô

7. Nếu bị ngấm nước nhiều quá, bạn có thể sử dụng một chiếc máy hút bụi để hút nước ra từ các khe, rãnh.

8. Đặt thiết bị vào một túi gạo. Điều này có vẻ kỳ quặc, nhưng gạo có khả năng hút ẩm khá tốt, đây là một phương pháp phổ biến để làm khô thiết bị khi bị ngấm nước.

oip-2021-07-12t120137990-1626066186.jfif
Gạo là thứ giúp hút ẩm điện thoại của bạn

9. Nếu bạn có một túi làm khô điện thoại, hãy sử dụng nó. Bạn cũng có thể dùng gói silica gel (loại thường để chống ẩm cho các thiết bị điện tử).

10. Hãy để thiết bị khô trong một hoặc hai ngày, và sử dụng một điện thoại khác để thay thế.

11. Sau một vài ngày, bạn có thể lắp pin vào điện thoại và bật nó lên, kiểm tra hoạt động thông thường như nghe, gọi, các phím bấm hay cảm ứng.

12. Nếu điện thoại không lên, hãy thử cắm sạc, nếu vẫn không hoạt động, pin có thể đã bị hư hỏng. Bạn cần phải để pin khô trong thời gian dài hơn hoặc thay thế một viên pin mới. Để yên tâm hơn, bạn cũng có thể mang thiết bị đến một cửa hàng chuyên nghiệp để nhờ kiểm tra, sửa chữa.

13. Nếu thiết bị hoạt động lại bình thường, vẫn hãy để mắt đến chúng trong vài ngày tới để phát hiện ra các hư hỏng nếu có.

Những điều gì bạn không nên làm

meo-hay-can-lam-ngay-khi-dien-thoai-roi-xuong-nuoc-hinh-800x449-1626066186.jpg
Không nên dùng nhiệt để làm bốc hơi nước

1. Không bật hoặc sử dụng điện thoại trong bất kỳ trường hợp nào.

2. Không nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào.

3. Đừng cố gắng vỗ, đập điện thoại để nó rớt nước ra.

4. Không tháo rời từng bộ phận của điện thoại vì điều này có thể làm mất hiệu lực bảo hành của máy.

5. Đừng cố gắng thổi vào điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này chỉ khiến cho nước nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận khác bên trong điện thoại, gây thiệt hại nhiều hơn.

6. Không dùng nhiệt để mong nước bốc hơi như máy sấy hoặc bỏ nó vào lò vi sóng chẳng hạn. Bỏ vào tủ đông cũng là một cách không hay.