5 bước chăm sóc biến môi nứt nẻ thành căng mọng

Do cơ địa mỗi người, nên một số bạn thường xuyên phải đối diện với tình trạng môi khô nứt nẻ. Mặc dù vấn đề này chẳng gây hại gì đến sức khỏe, nhưng chúng làm mất thẩm mỹ trên đôi môi của bạn. Nghiêm trọng hơn những lớp da nứt, nẻ trên môi sẽ khiến bạn dễ dàng chảy máu.

Để chăm sóc môi một cách toàn diện và đoạt được hiệu quả, trước hết bạn cần thay đổi những thói quen này trong cuộc sống:

oip-19-1632720905.jfif
Hạn chế liếm môi khi cảm thấy môi khô

- Nếu bạn lười uống nước, thì hãy thường xuyên uống nước cả khi khát và không khát. Uống nhiều nước vừa giúp làn da trở nên mịn màng vừa có thể tránh tính trạng khô môi.

- Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường. Hãy chú trọng ăn nhiều các loại trái cây và rau chứa nhiều các vitamin. Những chất này sẽ giúp phục hồi da môi một cách dễ dàng hơn.

- Bạn nên chú trọng đến việc liếm môi hằng ngày của mình. Bởi nước bọt chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Khi các enzyme này tiếp xúc với môi sẽ gây ăn mòn môi và thậm chí là gây nứt nẻ.

- Nên hạn chế sử dụng nhiều các son môi không có nhãn hiệu và chứa hàm lượng chì cao. Không những sẽ làm cho môi bạn bị khô mà còn dẫn đến tình trạng thâm môi.

5 bước chăm sóc môi khô, nứt nẻ

tay-te-bao-chet-moi-sui-bot-bubi-bubi-16-768x660-1632720897.jpg
Bạn cần tẩy tế bào chết cho môi từ 1-2 lần/tuần

Bước 1: Tẩy trang môi

Tẩy trang hàng ngày là một trong những bước chăm sóc môi khô nẻ quan trọng. Tương tự như lớp kem chống nắng trên da, nếu không tẩy sạch lớp son màu kèm bụi bẩn trên môi sẽ khiến tình trạng khô nứt ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí khiến đôi môi xỉn màu và mất đi nét tươi tắn thường ngày.

Vì là vùng da rất nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng bạn nên sắm một loại tẩy trang riêng cho môi (có thể dùng luôn loại tẩy trang cho vùng mắt). Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần lành tính, không chứa cồn và hương liệu.

Bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu oliu thoa lên môi khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại thay thế cho nước tẩy trang.

Bước 2: Loại bỏ tế bào chết cho môi

Bạn cần loại bỏ tế bào chết để da môi có thể tạo ra những lớp da mới, căng mướt hơn. Điều này cũng trông rất dễ dàng, nhưng đòi hỏi bạn phải thường xuyên thực hiện. Bạn có thể sử dụng những loại tẩy tế bào chết môi từ các sản phẩm trên thị trường hoặc từ những nguyên liệu thiên nhiên. Cà phê chính là thứ tẩy tế bào chết da vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng xác cà phê và chà lên đôi môi một cách nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch lại với nước.

Lưu ý: Nên tẩy da chết cho môi từ 1 – 2 lần/ tuần

oip-21-1632720897.jfif
Tẩy trang môi sau một ngày dài sử dụng

Bước 3: Sử dụng tinh chất dưỡng môi

Đôi môi khô bong tróc, nứt nẻ không thể bỏ qua tinh chất dưỡng môi. Đây là sản phẩm sở hữu dưỡng chất dồi dào gấp 10 lần son dưỡng, thẩm thấu và ngay lập tức giải quyết được các vấn đề mà đôi môi đang gặp phải như thiếu hụt độ ẩm, rãnh nhăn và xỉn màu.

Thêm tinh chất dưỡng môi vào quy trình hàng ngày được đánh giá là cách chăm sóc môi nứt nẻ hiệu quả. Không những thế, sản phẩm này còn giúp ngăn ngừa lão hóa, xóa mờ các rãnh nhăn cho đôi môi luôn tươi trẻ và căng mọng.

Ưu tiên chọn các sản phẩm dưỡng môi chứa thành phần lành tính như Hyaluronic Acid, peptides, ceramides, vitamin và các chiết xuất từ tự nhiên.

Bước 4: Sử dụng son dưỡng môi

Cũng giống như tầm quan trọng của kem dưỡng, son dưỡng chính là cách chăm sóc môi khô nứt nẻ, khóa lại toàn bộ dưỡng chất, nuôi dưỡng đôi môi khỏe mạnh và mịn màng. Son dưỡng là sản phẩm dễ sử dụng và hiệu quả nhanh.

Chọn một loại son dưỡng chứa các thành phần vàng như bơ hạt mỡ, các loại vitamin chính là cách chăm sóc môi bị khô tối ưu và hiệu quả.

Bước 5: Son dưỡng chống nắng

Sử dụng son dưỡng chống nắng chính là cách chăm sóc môi khô nứt nẻ. Một lớp son dưỡng chống nắng vào buổi sáng không những giúp lớp son màu lên màu đẹp hơn mà còn là tấm khiên bảo vệ đôi môi của bạn khỏi sự tấn công của tia cực tím suốt ngày dài.