1. Khi bạn nói sự thật
Nếu bạn nói ra sự thật, bạn không cần phải nói lời xin lỗi. Theo các nhà tâm lý học, sự trung thực tốt hơn là vì sợ làm tổn thương ai đó mà tránh né. Vì vậy, thay vì mở đầu bằng câu 'Xin lỗi', bạn nên bày tỏ quan điểm của mình một cách khôn khéo, tế nhị để giữ thể diện cho đối phương.
2. Khi bạn quá xúc động
Để người khác hiểu hơn vì cảm xúc của bạn, chính là cách giúp họ hiểu thêm về bạn. Thế nên, nếu bạn quá xúc động về một người nào đó. Hãy nghĩ, đó là cách để người ấy hiểu thêm về bạn.Quá nhạy cảm không phải là một vấn đề đáng xấu hổ. Thế nhưng, bạn cần phải thể hiện cảm xúc trong hoàn cảnh thích hợp. Nếu bạn rơi nước mắt trong một cuộc họp nghiêm túc, hay quá vui vẻ trong một đám ma, đó là điều không hay.
3. Khi bạn muốn ở một mình
Khi bạn cần ở một mình, đó là lúc tâm trạng của bạn không tốt, thậm chí vô cùng tệ. Có thể, bạn cảm thấy mệt mỏi, có chuyện buồn, cần một khoảng tĩnh để suy ngẫm nhiều hơn về cuộc sống. Từ chối một buổi tiệc sinh nhật, một cuộc hẹn không phải là điều gì tội lỗi. Thế nên, đôi khi hãy biết lắng nghe và nuông chiều cảm xúc, nhu cầu của bản thân một chút.
4. Khi bạn muốn chấm dứt một mối quan hệ xấu
Một mối quan hệ không phù hợp, thậm chí khiến bạn ngày càng tệ đi, hãy chấm dứt nó và đừng cảm thấy tội lỗi. Cố gắng đi một đối giày không vừa chân, chỉ càng khiến bạn ngày càng tổn thương. Hãy biết dành lòng tốt và sự chân thành của mình cho những người xứng đáng.