Thực sự, đã bao giờ bạn ngồi xuống và tâm sự với người mình yêu về tất cả những suy nghĩ của bản thân về họ. Việc nói ra những điều ấy, sẽ giúp đối phương có thể thấu hiểu bạn hơn và biết tiết chế những hành động của chính mình. Nhưng đa số, những cặp đôi đang yêu nhau thường có biểu hiện “ngại ngùng” trước việc nói ra những quan điểm cá nhân. Họ sợ rằng, nếu nói những câu thật lòng sẽ xảy ra những cuộc xung đột và hiểu lầm. Đây là một quan điểm sai lầm, vì cơ bản đôi khi bản thân bạn còn không biết bạn đang muốn gì, huống hồ là người khác. Nên để người mình yêu thấu hiểu và thông cảm những gì bạn đang trải qua chỉ còn một cách là tâm sự cùng nhau.
Mỗi người trong chúng ta đều có một thế giới quan riêng biệt mà chẳng ai có thể biết được. Chính vì thế để người khác có thể hiểu và chấp nhận những gì mà bản thân trải qua, bạn cần cho người đó bước vào thế giới quan của chính mình. Những thứ gai góc hay xù xì, xấu xí bên trong của bạn, từ đó mà sẽ được bộc lộ dần trước đối phương. Nếu đó là một người yêu bạn thật lòng, thì những điều xấu xí kia sẽ không phải là một vật cản để anh/cô ấy nói lời chia tay. Vì đơn giản khi yêu, người ta sẽ sàng chấp nhận thế tất cả những thói hư, tật xấu từ người mình yêu.
Nếu bạn là một người hướng nội, luôn có những suy nghĩ nội tâm không muốn bất kỳ ai biết đến. Thì ở giai đoạn này, bạn cần mở lòng với chính mình và cả đôi phương. Đơn giản cuộc sống khép kín sẽ không thể làm bạn thỏa mãn trước những tự ti hay mặc cảm của bản thân. Hãy cứ thật sự sẵn lòng cho một ai đó bước vào thế giới quan của bản thân. Nếu may mắn, bạn sẽ gặp được những người thật sự tốt và muốn bên cạnh bạn không lý do. Nhưng nếu không may mắn, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và động lực để tìm hiểu một nửa của đời mình.
Sau đây là 23 câu hỏi, giúp đối phương có thể bước vào thế giới quan của bạn:
1. “Trong lúc yêu nhau, anh/em thích được khen ngợi vì điều gì?”
2. “Những điểm xấu nào mà anh/em muốn được thông cảm?”
3. “Những điểm xấu nào mà anh/em không thể chấp nhận được?”
4. “Nếu được gặp lại chính mình trước lúc quen nhau, anh/em sẽ nói gì về mối quan hệ này?”
5. “Điều gì về anh mà anh nghĩ em đã hiểu sai rồi?”
6. “Anh sẽ xin lỗi em vì chuyện gì trong quá khứ?”
7. “Anh nghĩ em nên xin lỗi anh vì chuyện gì trong quá khứ?”
8. “Khi nào thì anh thấy thất vọng vì em?”
9. “Anh muốn em thay đổi điều gì?”
10. “Em nghĩ anh nên thay đổi điều gì để mối quan hệ này tốt hơn?”
11. “Nếu anh viết một cuốn sổ tay về tình dục, anh sẽ ghi gì trong đấy?”
12. Ngoài ra, bạn cũng có thể điền vào chỗ trống trong những câu sau:
13. Tôi cảm thấy tổn thương vì…
14. Tôi hối hận vì đã…
15. Tôi lo sợ rằng…
16. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì…
17. Tôi sẽ vui hơn nếu…
18. Tôi muốn…
19. Tôi sẽ trân trọng…
20. Tôi hi vọng…
21. Tôi mong bạn hiểu về chuyện…
22. Khi tôi giận bạn, tôi thường… và bạn sẽ phản ứng lại theo kiểu… và điều đó làm tôi cảm thấy…
23. Khi chúng ta cãi nhau, bên ngoài tôi làm như thể… nhưng bên trong tôi lại nghĩ rằng…
Điều quan trọng là hãy hứa không bị tổn thương vì lời nói của đối phương. Thay vì hét lên rằng “Sao anh dám nói thế?”, hãy bình tĩnh lại và nói rằng: “Em đang nghe rất kĩ, anh hãy nói cụ thể hơn đi”. Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn nhìn ra vấn đề từ hai bên, nhận diện những kiểu phản ứng khi cãi nhau hay giận dỗi. Tất nhiên sẽ rất khó khăn, nhưng đôi lúc, chúng ta phải nói ra những sự thật đau lòng, không phải vì muốn làm tổn thương ai mà vì muốn thấu hiểu lẫn nhau.
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ban-thuc-su-thau-hieu-doi-phuong-bao-nhieu-phan-tram-a4912.html