Ăn tiết canh nhà làm hoặc mua hàng quán có nguy cơ bị nhiễm giun sán không?

Đứng dưới góc độ của một bác sĩ điều trị BS. CKII Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ những điều bạn cần nên biết về các loại tiết canh nhà làm hoặc mua tại các hàng quán.

Những lợi ích khi ăn nội tạng động vật

STT

Tên thực phẩm

Chất đạm (g)

Chất béo(g)

Cholesterol(mg)

Vitamin A(mcg)

Sắt(g)

1

Óc lợn

9,0

9,5

2500

-

1,6

2

Tim gà

16,0

5,5

 

-

5,3

3

Tim lợn

15,1

3,2

140

8.0

5,9

4

Tim bò

15,0

3,0

150

6,0

5,4

5

Gan bò

17,4

3,1

 

5000

9,0

6

Gan gà

18,2

3,4

440

6960

8,2

7

Gan vịt

17,1

4,7

400

2960

4,8

8

Gan lợn

18,8

3,6

300

6000

12,0

9

Bầu dục lợn

13,0

3,1

375

150

8,0

10

Bầu dục bò

12,5

1,8

400

330

7,1

Bảng: Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong 100g nội tạng động vật

- Hàm lượng chất béo chiếm trung bình từ 5-7% trọng lượng nội tạng, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

- Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

- Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt.

- Óc giàu niacin, phosphorus, B12 và vitamin C.

- Huyết động vật (tiết) cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt và các loại vitamin...

Từ đó ta có thể thấy được, các loại nội tạng động vật đều rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt các thực phẩm này lại rất phù hợp đối với trẻ em, vì chúng đang trong độ tuổi cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng như: Vitamin A,D, chất sắt… Tuy nhiên, để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể một cách an toàn, các loại thực phẩm này cần được chế biến chín hoàn toàn và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tác hại khi bạn ăn quá nhiều nội tạng động vật

tac-hai-an-tiet-canh-1634108562.jpg
Ăn nhiều tiết canh sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột. Ảnh: T.L

Do đa số các loại nội tạng động vật đều chứa hàm lượng cholesterol rất cao, nên khi dung nạp quá nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ có trong máu, đặc biệt là người cao tuổi, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường.

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lao, than..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí có thể tử vong.

Một số các loại gan động vật được nuôi không đảm bảo vệ sinh và cho ăn các loại thức ăn nhiễm nấm mốc có thể dẫn đến nhiễm độc tố aflatoxin. Đây là một loại độc tố rất nguy hiểm, có thể dẫn đến ung thư gan. Phần lớn trong các nội tạng động vật còn chứa rất nhiều các vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả lị, viêm đường ruột, ngộ độc thực phẩm.

Vậy ăn các loại thức ăn nhà làm có bị nhiễm bệnh sáng giun không?

tiet-canh-1634108562.jfif
Tiết canh tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Ảnh: T.L

Tất cả các loại tiết canh đều nuôi dưỡng mầm bệnh

Có thể thấy các loại tiết canh thực chất là máu sống, nên tìm ẩn rất nhiều các vi khuẩn mà mắc người không thể nhìn thấy được. Ăn nhiều cac loại tiết cạnh còn khiến bạn dễ mắc các bệnh về tụ cầu và dịch cúm từ gà và vịt. Song với đó, trong quá trình sơ chế tiết canh, người ta thường dùng dao để cắt cổ gia cầm và lấy máu. Qúa trình này gây lây lan vi khuẩn từ lông gà và da gà ảnh hưởng trực tiếp đến món tiết canh. Từ đó mà dễ dàng khiến các vi khuẩn như E.Coli và các bụi bẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Ăn tiết canh nhà tự làm vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn

Mọi người vẫn cho rằng, tiết canh dê, vịt, ngan, nhà tự nuôi và tự làm sẽ an toàn, đảm bảo, người ăn không bị nhiễm bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh vịt nhà tự làm.

Trong tiết canh dê, vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.

Nguy hiểm khi ăn một bát tiết canh

Không chỉ khi bạn ăn tiết canh ở các hàng quán mới mắc bệnh cầu lợn mà cả khi ăn tại nhà, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch không tốt.

Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ diễn biến các triệu chứng như: sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê, tụt huyết áp… Khi gặp các vấn đề này, bạn cần nhờ người thân đưa đến bệnh viện gần nhất để nghe lời khuyên từ các bác sĩ.

Có thể mắc bệnh sán não.

Khi ăn tiết canh, bạn có thể bị nhiễm nang sán bất cứ lúc nào. Tùy thuộc vào ị trí cứ ngụ của chúng như: mắt, não..

Nhiều bệnh nhân khi mắc nhiễm nang sán thường mất một số tiền rất lớn, chi phí có thể lên đến vài trăm triệu mới có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, chúng ẫn để lại các di chứng sau này

Người bị sán não thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ...

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/an-tiet-canh-nha-lam-hoac-mua-hang-quan-co-nguy-co-bi-nhiem-giun-san-khong-a4777.html