Người có hệ tiêu hóa kém: Những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém không nên ăn quá nhiều bánh trung thu vì việc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác. Trong đó, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng càng nên tránh.
Người bị dị ứng nổi mụn: Vì là loại bánh trung thu có độ ngọt cao nên những người bị viêm da dị ứng, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.
Người bị bệnh tiểu đường: Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch, thận: Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Người đang muốn giảm cân và béo phì: Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt. Cũng như người béo phì không ăn các loại bánh này để tránh tình trạng tăng cân làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn.
Người bị sỏi mật, túi mật: Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, bệnh nhân sỏi mật, túi mật có thể bị viêm tụy cấp tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, người bị sỏi mật, túi mật nên cố gắng không ăn bánh trung thu.
Người già và trẻ nhỏ: Bánh trung thu có chứa nhiều thành phần đạm. Trong khi đó trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện, nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngay cả với những người già cũng tương tự. Nên người già và trẻ nhỏ cần chú ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.
Phụ nữ mang bầu: Đối với những phụ nữ mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe các mẹ cần ăn bánh hết sức chừng mực.
CÁCH CHỌN BÁNH TRUNG THU AN TOÀN:
1. Nên mua bánh từ các thương hiệu uy tín
Để chọn được bánh ngon người tiêu dùng nên tìm mua sản phẩm tại các điểm bán buôn và lẻ thuộc hệ thống quản lý trực tiếp của các thương hiệu đáng tin cậy, có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan y tế, có chứng nhận về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Kiểm tra nhãn mác bao bì sản phẩm
Bao bì phải còn nguyên vẹn, lớp vỏ kính không bị hỏng hoặc bị xì hơi để tránh không khí lọt vào làm giảm chất lượng bánh. Hình ảnh, logo nhà sản xuất trên bao bì phải sắc nét, không bị nhòe, chú ý tới ngày sản xuất, thời hạn sử dụng ghi trên bao bì.
3. Nhận biết màu sắc, mùi vị
Bánh nướng phải có vỏ mềm, mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng mùi thơm đặc trưng. Nếu bánh ngon màu sắc của bánh phải là màu vàng hơi đậm và đều. Nhân bánh phải mềm, đầy đủ các vị bùi, béo, thơm, cắt ra không nhớt, không mùi vị lạ.
Bánh dẻo, vỏ và nhân bánh phải mềm có mùi vị tự nhiên của đậu xanh và hạt sen. Bánh có chất lượng có vỏ mềm và dẻo, hoa văn trên mặt bánh có đường nét sắc sảo và rõ ràng. Nhân bánh mềm dẻo và có hương thơm tự nhiên.
Bánh nướng kém chất lượng thường bị mềm nhũn, có màu sắc sậm đen, nhân bị rời ra khi cắt. Loại bánh dẻo kém chất lượng thường có màu đục hoặc mùi lạ.
(Nguồn: Tổng hợp)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-ai-nen-han-che-an-banh-trung-thu-a7194.html