Những hiện tượng tâm lý thường gặp ở Gen Z, bạn có mắc phải?

Các hiện tượng tâm lý thường gặp của Gen Z được điểm qua trong cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều”. Tác phẩm như một quyển nhật ký ghi lại tất cả “Cuộc nội chiến” bên trong một GenZ hiện tại.

Ở nơi đây, một hành tinh bị bao phủ bởi bức màn xám xịt, là sự hỗn độn, ngổn ngang giữa trăm vạn mối suy nghĩ, lo lắng hay thậm chí những hoài nghi về chính mình.

hanh-tinh-cua-mot-ke-nghi-nhieu-4-1714376601.jpeg

Dưới đây là những nét tâm lý tiêu biểu được đúc kết qua quyển sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” của tác giả: Amateur Psychology Nguyễn Đoàn Minh Thư

1. Pick-me: Chuyện hạ bệ người khác để nâng mình 

Pick-me chỉ những người luôn coi mình là đặc biệt, không giống với đại trà chung. Trong cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều”, thông qua việc tập trung phân tích ví dụ ở phái nữ, tác giả đã chỉ ra rằng, nguồn cơn của sự căng thẳng giữa con gái với nhau nằm sâu trong định hình của xã hội, trong cách họ được nuôi dạy, môi trường sống và sự giới hóa trong quá trình trưởng thành. Chúng ta được nuôi dạy và lớn lên qua những câu chuyện về hình mẫu phụ nữ ác và phụ nữ tốt, phụ nữ xấu và phụ nữ đẹp. Từ đó, vô thức xây dựng một tư duy là ta - cô ta. Khi đó, để ta là cô gái tốt, cô ta phải là cô gái xấu. Do đó, cô ta là người đáng bị lên án và hạ bệ.

Việc hiểu rằng chỉ bởi chúng ra là những cá nhân khác nhau với những tính cách khác nhau sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng, mối quan hệ giữa các cô gái không nhất thiết phải giống như Tấm - Cám, Lọ Lem - Dì ghẻ... Đó chỉ đơn giản là những mối quan hệ giữa các cá nhân vô cùng độc đáo với nhau. Bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân và tâm lý hạ bệ người khác bắt nguồn từ đâu, chúng ta sẽ tìm được sức mạnh của chính mình và cùng nhau ủng hộ và nâng đỡ những người phụ nữ khác.

9613b68a1c0df18594367ff21f81ddfb-1714376464.jpg

2. On overachiever: Luôn cảm thấy không bao giờ là đủ

Trong cuốn “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều”, "overachiever" chỉ những người "thích với" và luôn cảm thấy không bao giờ là đủ. Xu hướng thích với cũng đi kèm với các đặc tính như kiên trì, chăm chỉ, tham vọng và thói theo đuổi sự hoàn hảo. Chính những đặc tình này có xu hướng khiến họ trải nghiệm cảm xúc theo hai chiều hướng cực đoan. Khi những người này vui vẻ, họ có thể hào hứng, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Ngược lại khi họ rơi vào trạng thái tiêu cực, họ sẽ trải qua những cảm xúc căng thẳng, sợ hãi, buồn bã, tội lỗi, xấu hổ, lo lắng và bồn chồn. Xu hướng này sẽ tệ hơn nếu kết hợp thêm thói theo đuổi sự hoàn hảo. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những người thích với cũng có nguy cơ trải nghiệm chứng rối loạn lo âu nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa.

3. Peer Pressure: Áp lực đồng lứa

Khi nói về Áp lực đồng trang lứa, tác giả cuốn sách đã lấy một câu nói trong phim How I met your mother để minh hoạt như thế này: “Khi chúng ta nghe thấy bạn bè mình có tin vui, chúng ta thật sự mừng cho họ trong khoảng độ một phần nghìn giây rồi chúng ta nghĩ về chính mình.”

70d2152bb3be8ebd44291f991cb94ad3-1714376297.jpg

Việc dễ bị áp lực bởi bạn đồng lứa thường xuất hiện trong giai đoạn vị thành niên vì đây là lúc chúng ta bắt đầu nhận thức được cảm giác thuộc về và cần định hướng trong hành vi để có thể tìm kiếm hội nhóm của mình. Trước khi bước vào đời, áp lực đồng lứa đã bắt nguồn từ mối quan hệ của ta và bố mẹ. Trong bối cảnh hiện đại, áp lực đồng lứa xuất hiện trong thời đại mạng xã hội thậm chí còn kích thích xu hướng so sánh xã hội mạnh mẽ hơn ba mẹ chúng ta. Việc so sánh bản thân với người tài giỏi hơn, đem lại nhiều nguy hại cho sức khỏe tinh thần và dễ dàng đẩy ta vào trạng thái trầm cảm. Tuy nhiên, việc đem mình so sánh với người kém hơn lại không hề mang lại cảm giác hạnh phúc hay vui vẻ gì cho chúng ta.

4. FOMO - Fear of Missing out: Nỗi sợ bỏ lỡ

FOMO (fear of missing out) hay hội chứng sợ bỏ lỡ được giải thích là một trạng thái tâm lý khi một người cảm thấy lo sợ rằng mọi người trong vòng tròn quan hệ của họ đang sống những cuộc đời thú vị hơn và đáng sống hơn. Hội chứng này cũng có liên hệ với mật độ sử dụng Facebook. Người có xu hướng sợ bỏ lỡ càng cao thì thời lượng sử dụng mạng xã hội càng nhiều. Nỗi sợ bị bỏ lỡ cũng khiến người dùng cảm thấy mình có nhiều mối quan hệ hơn và thúc đẩy họ trở nên cởi mở hơn với việc công khai các thông tin cá nhân trên mạng.

Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội càng nhiều càng khiến người dùng dễ bị xâm phạm hơn trên mạng qua các hình thức như bắt nạt trên mạng hay bị theo dõi hoặc quấy rối. Từ đó, ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra hệ quả là họ ngày càng tự ti.

5. Envy: Thói so sánh và ghen tị

"Mình ghen tị với bạn cùng lớp lúc nào cũng hơn điểm mình. Mình ghen tị với những người chị họ vừa xinh đẹp vừa hoạt bát mà khi nào mẹ mình cũng khen tấm tắc. Mình ghen tị với cô bạn xuất thân trong gia đình học thức, danh giá, thoải mái trong chuyện tiền bạc, lại biết chơi ba bốn nhạc cụ và nói hai ba thứ tiếng. Mình ghét bản thân vì điều này. Bởi mình luôn tin rằng mình là một người tốt, là một người có đạo đức. Vậy nhưng mặt tối này, sự đố kỵ này hoàn toàn đi ngược lại niềm tin của mình về bản thân. Và không ai muốn nghĩ bản thân họ là một người xấu, một nhân vật phản diện, một kẻ khiếm khuyết. Mình ghét sự đố kỵ, nhưng mình lại là hiện thân của sự đố kỵ." - trích trong sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều.

c985e9b94e834adcc91b89f527e7f42e-1714376349.jpg

Nói một cách ngắn gọn, ghen tị chính là cảm giác tủi nhục được hình thành từ cảm giác tị nạnh bao gồm ghen tị lành tính là những ý nghĩ tích cực và cảm giác muốn cải thiện bản thân và ghen tị ác tính ám chỉ khả năng có thể làm hại đối tượng bị ghét.

Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng ngay cả khi chưa giỏi bằng người khác thì mỗi người đều đi trên một con đường riêng dẫn đến những vạch đích khác nhau. Đích đến của người khác không phải là đích đến của chúng ta, sẽ thật không công bằng khi chỉ nhìn vào con đường họ đi, soi chiếu bản thân trên con đường ấy và tự so sánh xem ai đang ở đâu và ai đang bị bỏ lại phía sau.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-hien-tuong-tam-ly-thuong-gap-o-gen-z-ban-co-mac-phai-a6314.html