Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Vì sao bạn không muốn lớn lên? Hiểu được nguyên nhân trong đó sẽ giúp bạn học được cách trưởng thành với tâm thái tự tin và tích cực.

Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Không có lý do chính đáng nào để biện giải cho việc một ai đó luôn thoái thác học cách trưởng thành. Nếu bạn rơi vào tình trạng sợ hãi khi phải đối mặt với những vấn đề của “người lớn” trong cuộc sống, có thể bạn vướng phải những điều sau đây.

Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Không được tiếp xúc với những tấm gương tích cực

Vì sao bạn không muốn lớn lên? Một trong những nguyên nhân có thể gây ra nỗi sợ hãi này là do môi trường sống từ nhỏ không có người làm gương tốt. Nghiên cứu cho thấy, những người làm gương tích cực có tác động đến tư tưởng và hành vi thanh thiếu niên.

Nếu ngay từ nhỏ, một người có không cơ hội cảm nhận cuộc sống tuyệt vời và ý nghĩa thật sự, họ sẽ có xu hướng thu mình lại một cách tiêu cực. Đây cũng là lý do bạn sợ trưởng thành.

Bị ảnh hưởng bởi những thông tin xã hội

Ngay cả với người lớn, nếu không có khả năng nhìn nhận và phản ứng lại với các thông tin tràn lan trên báo đài, mạng xã hội và ngoài đời sống, họ cũng dễ bị choáng ngợp và lo âu với cuộc sống của mình.

Những người không muốn trưởng thành không phải chỉ riêng thanh thiếu niên mà khi đã ở tuổi trưởng thành, thậm chí trung niên, nhiều người vẫn có tâm trí và cách sống không hề trưởng thành. Đây là cách họ tự vệ vì muốn tránh áp lực, thất vọng.

Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Sợ hãi khi ở một mình

Khi bạn trải qua những tháng ngày luôn có người yêu thương, chăm sóc như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè… Một khi đến độ tuổi cần tự lập, bạn rất dễ rơi vào cảm giác thiếu an toàn, cô đơn, mất phương hướng.

Đặc biệt là khi gặp khó khăn hay thất bại, nếu không biết cách đối mặt và xử lý vấn đề, bạn càng dễ suy sụp và thiếu nghị lực vượt qua thử thách trong cuộc sống của người trưởng thành.

Sợ chết

Không ít người thường đánh đồng trưởng thành với tuổi tác. Họ nghĩ rằng trưởng thành cũng có nghĩa là mình càng gần với tuổi già và cái chết đầy đáng sợ. 

Thế nên, họ dùng thái độ sống trốn tránh yếu ớt như một đứa trẻ để tự trấn an mình. Đây cũng là một trong những lý do vì sao bạn không muốn lớn lên. Vì trong tư duy của nhiều người, lớn lên nghĩa là già đi chứ không phải là biết sống một cuộc đời ý nghĩa.

Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Học cách làm người trưởng thành tích cực và đúng nghĩa

Ai cũng cần học cách để lớn lên, nhưng quan trọng là sự lớn mạnh ở tâm thức, cách sống và nghị lực trước cuộc đời chứ không phải là đong đếm tuổi tác. Bạn đã sẵn sàng làm người trưởng thành tích cực?

Không cần thiết phải từ bỏ những thứ khi bạn còn trẻ

Trưởng thành không đòi hỏi bạn vứt bỏ hết những sở thích, ước mơ và những điều thân thuộc thời thơ ấu hoặc thời thanh xuân. 

Dù ở độ tuổi nào, bạn hoàn toàn có thể duy trì một bản thân đặc sắc riêng biệt, cả về ngoại hình lẫn tính cách, miễn nó tích cực và làm đầy cuộc sống của bạn.

Tập trung khám phá chính mình và những ý nghĩa của người trưởng thành

Cuộc sống của người trưởng thành không chỉ có áp lực mà vẫn có những điều thú vị, ý nghĩa riêng. Bạn nên tập trung vào sở trường, năng lực và hoài bão của mình để có động lực phấn đấu và giảm cảm giác sợ hãi.

Vì sao bạn không muốn lớn lên?

Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn điều chỉnh tâm thái và hành vi, đủ nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, đạt được thành tựu bạn mong muốn. Bạn sẽ nhận ra giá trị của mình và làm người trưởng thành không tệ như bạn nghĩ.

Phát triển vòng tròn xã hội của bạn

Ai nói trưởng thành thì luôn cô đơn. Đấy là do bạn chưa biết cách kết nối, vun đắp và duy trì các mối quan hệ lành mạnh cho mình.

Hãy mở rộng tấm lòng và mạnh dạn không ngừng tìm kiếm, phát triển vòng tròn xã hội tích cực. Bạn sẽ tận hưởng được hương vị cuộc sống đầy màu sắc của người trưởng thành, chứ không phải chỉ có áp lực và sợ hãi.

Hy vọng bài viết sẽ trở thành câu trả lời cho trăn trở vì sao bạn không muốn lớn lên, giúp bạn có những cải thiện tích cực cho mình.

Thiên Khuê (Theo Mind)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/vi-sao-ban-khong-muon-lon-len-a6129.html