Vì sao bạn đỏ bừng mặt dù chỉ uống một ngụm bia?

Tôi ít uống bia rượu, nhưng những lần chỉ uống một ít thì mặt đã đỏ bừng, trong khi bạn bè tôi uống liên tục lại không có tình trạng này. Xin hỏi nguyên nhân là gì?

HỎI: Tôi ít uống bia rượu, nhưng những lần chỉ uống một ít thì mặt đã đỏ bừng, trong khi bạn bè tôi uống liên tục lại không có tình trạng này. Xin hỏi nguyên nhân là gì?

TRẢ LỜI: Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH)

Một số người uống rượu gặp phải hiện tượng mặt đỏ bửng mỗi khi uống bia rượu. Ngoài phản ứng trên, cơ thể những người này cũng có thể nổi mề đay, buồn nôn, huyết áp thấp, hen suyễn hoặc đau nửa đầu. Trong một số trường hợp, đỏ mặt do uống rượu còn có nguy cơ liên quan đến ung thư.

Phản ứng của da mặt đỏ lên khi uống bia rượu (alcohol flush reaction) đến từ khả năng hấp thụ cồn, khác với dị ứng cồn. Điều này đến từ biến đổi di truyền trong gene của một số enzyme, khiến một người chuyển hóa rượu kém hiệu quả.

Trong quá trình chuyển hóa cồn, enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) chuyển đổi rượu thành acetaldehyde, một phân tử độc hại. Acetaldehyde thu được được chuyển hóa thành các phân tử không độc hại nhờ một enzyme khác gọi là aldehyd dehydrogenase (ALDH).

Nếu acetaldehyde không được chuyển hóa hiệu quả, nó có thể gây giải phóng histamine và do đó gây ra tình trạng đỏ bừng mặt cũng như các triệu chứng khó chịu khác.

Người châu Á thường dễ đỏ mặt hơn do mang các biến thể gene ADH1B và ALDH2, vốn có nồng độ acetaldehyde cao hơn.

Một số người đang sử dụng thuốc trị tiểu đường, cholesterol cao và nhiễm trùng cũng có thể đỏ mặt khi uống rượu bia, do một số chất trong thuốc làm thay đổi quá trình chuyển hóa cồn.

Một số người đỏ mặt khi uống rượu và người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ gây ung thư, chẳng hạn ung thư thực quản và ung thư vú. Điều này là do bản thân acetaldehyde là phân tử có khả năng gây ung thư.

Cách tốt nhất để ngăn phản ứng đỏ mặt khi uống rượu bia là không uống hoặc hạn chế uống. Một số thông tin lan truyền trên Internet gợi ý dùng thuốc kháng histamie và một số thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng đỏ mặt khi uống rượu. Tuy nhiên, những thuốc này không ngăn được ảnh hưởng của acetaldehyde.

Thực tế, dùng thuốc kiềm chế tình trạng đỏ mặt có thể làm tăng nguy cơ ung thư do người dùng thuốc sẽ dễ uống nhiều rượu hơn, qua đó sản sinh acetaldehyde nhiều hơn.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/vi-sao-ban-do-bung-mat-du-chi-uong-mot-ngum-bia-a5993.html