Bài thuốc Nam quý chữa suy thận bằng rẻ tiền mà hiệu quả

Cỏ mực là vị thuốc quen thuốc trong Y học cổ truyền có tính hàn, vị ngọt và không chứa độc tính. Loại thảo dược này không chỉ giúp chữa cảm sốt rất hiệu quả mà còn là vị thuốc bổ thận mát gan rất lành tính.

Ở nhiều địa phương, cây cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạ liên thảo,… Đây là loài cây mọc thành bụi lớn ở ven đường, bờ ao, hồ rất phổ biến ở miền Bắc nước ta. Do khả năng sống tạp, dễ bắt gặp nên nhiều người chỉ coi đó là một loài cỏ dại. Tuy nhiên, cỏ mực lại là vị thuốc Nam quý và rẻ tiền, rất tốt cho sức khỏe và có thể điều trị được nhiều loại bệnh.

co-muc-1691574103.jpg
Tinh dầu trong cây cỏ mực giúp kháng khuẩn, chống viêm. Nguồn ảnh: Internet

Theo ghi chép trong sách y học cổ truyền, Hạ liên thảo (cây cỏ mực) là vị thuốc có vị chua, ngọt, tính hàn nhẹ, giúp quy kinh can thận. Do tính hơi hàn nên tác dụng chủ yếu của hạ liên thảo là thanh nhiệt giải độc cơ thể, loại bỏ các chứng huyết nhiệt, giúp cầm máu và bổ thận âm. Ngoài ra, sử dụng cỏ mực thường xuyên còn có tác dụng lợi niệu thẩm thấp, sử dụng tốt cho những người bị tắc mạch thận, bí tiểu hay sỏi thận, phù chân,…

Bệnh suy giảm chức năng thận là tình trạng tổn thương các cơ quan cấu trúc và chức năng xảy ra tại thận. Bệnh thường đi kèm các triệu chứng như: phù chân, bí tiểu thậm chí vô niệu, có biểu hiện nhiễm trùng, đau lưng, sắc mặt sạm,…

Vì vậy với các công dụng như trên thì chữa suy thận bằng cỏ mực là rất tốt vì nó trị được các triệu chứng mà bệnh suy thận gây ra.

Bên cạnh đó, cây cỏ mực lành tính nên phù hợp với tất cả các cơ địa, cũng như thể trạng của người bệnh. Người bệnh chỉ cần sử dụng cây cỏ mực này đều đặn trong vòng vài tháng sẽ thấy các dấu hiệu bệnh thận thuyên giảm và ăn sẽ thấy có cảm giác ngon miệng hơn.

Ngoài ra, khi người bệnh sử dụng cỏ mực thường xuyên còn giúp bảo vệ và nâng cao chức năng của thận, giúp cơ thể cân bằng nội môi, đảm bảo thận hoạt động trong trạng thái ổn định nhất. Người bệnh cũng có thể kết hợp cỏ mực với các thuốc điều trị khác để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

Hướng dẫn cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận

Có nhiều cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận. Dưới đây là những cách phổ biến nhất:

1. Uống nước sắc cây cỏ mực

Uống nước sắc cây cỏ mực là cách điều trị suy thận đơn giản nhất từ loại thảo được này. Nước sắc cỏ mực chứa đầy đủ những thành dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho quá trình phục hồi cơ thể, cải thiện thận tổn thương. Khi dùng có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh suy thận.

Ở dạng thuốc sắc, những thành phần trong thảo dược được hấp thu và phát huy tác dụng nhanh hơn. Chính vì thế mà cách chữa này thường được ưu tiên lựa chọn.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

2. Kết hợp cỏ mực với cây muối, cây nổ và quýt gai

ket-hop-co-muc-voi-cay-muoi-cay-no-va-quyt-gai-1691574442.jpg
Kết hợp cỏ mực với cây muối, cây nổ và quýt gai mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân suy thận, Ảnh: Internet

Đậu đen thường được dùng kết hợp với những vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như cây muối, cây nổ và quýt gai. Trong đó cây muối có tác dụng cầm máu, chống nhiễm khuẩn; thường được dùng trong điều trị thận hư yếu, ngộ độc, tiêu chảy, nôn ra máu…

Cây nổ sở hữu tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu; toàn cây có tác dụng điều trị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra loại thảo được này còn có tác dụng điều trị huyết áp cao, bệnh suy thận, bệnh gan, tiểu đường và nhiễm trùng đường tiểu. Nhờ đó mà việc sử dụng có thể ngăn thận tổn thương thêm.

Quýt gai có tính mát hơi ấm, vị đắng và mùi thơm. Loại thảo được này có tác dụng khư phong giải thử, lý khí chỉ thống, hóa đàm chỉ khái; thường được dùng trong điều trị bệnh lý xương khớp, đau dạ dày.

Với những tác dụng nêu trên, việc kết hợp cỏ mực với cây muối, cây nổ và quýt gai sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân suy thận.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

3. Cách dùng cây cỏ mực và đậu đen chữa suy thận

do-den-1691574207.jpg
Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Cây cỏ mực thường được dùng kết hợp với đậu đen để chữa suy thận. Tương tự như cỏ mực, đậu đen cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận và giảm bớt các triệu chứng.

Theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ thận thủy, thông mật và thông tiểu tiện. Khi dùng có thể tăng đào thải độc tố qua nước tiểu và ngăn tổn thương thận tiến triển.

Ngoài ra đậu đen có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Việc sử dụng mỗi ngày có thể giúp ngăn tích tụ độc tố, giảm áp lực cho thận. Chính vì thế, kết hợp đậu đen và cỏ mực có thể mang đến bài thuốc chữa suy thận hiệu quả.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn biết thêm về bài thuốc nam chữa suy thận bằng cây cỏ mực đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Lưu ý khi dùng cây cỏ mực chữa suy thận

Khi áp dụng cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cây cỏ mực không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh suy thận. Loại thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng.
  • Những cách chữa bệnh bằng cây cỏ mực không phù hợp với những bệnh nhân bị suy thận nặng và cần lọc máu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây cỏ mực trong điều trị bệnh thận. Tuyệt đối không tự ý áp dụng, đặc biệt là trong quá trình sử dụng thuốc tây.
  • Hiệu quả từ những bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì và áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao.
  • Hiệu quả điều trị từ cây cỏ mực phụ thuộc vào yếu tố cơ địa.
  • Không tự ý dùng kết hợp thuốc nam với thuốc tây để tránh ngộ độc.
  • Không dùng cỏ mực khi đang bị tiêu chảy. Ngoài ra không tự ý dùng cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú.
  • Cỏ mực là một cây thuốc nam lành tính, hầu như không gây tác dụng. Tuy nhiên người bệnh cần tránh lạm dụng. Ngoài ra cần thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Nên kết hợp dùng cây cỏ mực với những cách điều trị suy thận tại nhà. Chẳng hạn như duy trì vận động, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống đủ nước… Điều này giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/bai-thuoc-nam-quy-chua-suy-than-bang-re-tien-ma-hieu-qua-a5852.html