Cụ bà 103 tuổi nhưng đường ruột khoẻ mạnh như thanh niên 20 nhờ làm 4 điều đặc biệt

Cụ bà người Nhật Shibuya 103 tuổi đã tiết lộ những thói quen trong cuộc sống giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và trí não minh mẫn dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm".

Trong chương trình sức khoẻ của Nhật Bản với tên gọi "Thầy thuốc gia đình của mọi nhà" đã tiến hành phỏng vấn cụ bà Shibuya 103 tuổi có não bộ, mạch máu và đường ruột đều duy trì sự trẻ trung khoẻ mạnh. Đặc biệt, sau khi kiểm tra thể chất, người ta thấy rằng, đường ruột của cụ bà Shibuya tương đương với một thanh niên ngoài đôi mươi.

cu-ba-2-1690247992.png

Cụ bà cũng đã tiết lộ những bí quyết cho đường ruột khoẻ mạnh của mình.

1. Nhai chậm và kỹ

Nhai mỗi miếng cơm trên 30 lần có tác dụng kích thích dây thần kinh từ ruột với não bộ, thúc đẩy hoạt động của lợi khuẩn trong ruột, kích thích nhu động đường tiêu hoá và bài tiết dịch tiêu hoá.

Theo Tomoko Ishii, chuyên gia về nha khoa thẩm mỹ Nhật, nhai chậm và kỹ còn giúp tăng tiết nước bọt và giải phóng hormone trẻ hóa parotin ở tuyến dưới tai, chống oxy hóa cũng như duy trì sự chắc khỏe của xương và các cơ quan nội tạng.

2. Ra ngoài vận động mỗi ngày

Cụ bà Shibuya dù đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn ra ngoài hàng ngày và vận động bằng những phương thức như leo cầu thang hay đi bộ. Điều này không chỉ giúp rèn luyện cơ bắp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong máu, giúp mạch máu luôn tươi trẻ.

Đồng thời, việc vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hoá, tăng lượng máu đến các cơ quan trong hệ tiêu hoá và giúp thức ăn tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn. 

3. Chế độ ăn uống phong phú

che-do-an-uong-1690248065.png

Bà Shibuya thường mang cơm hộp theo bên mình mỗi khi ra ngoài. Phần cơm hộp của bà có các món ăn phong phú như cơm, thịt gà, trứng rán, các loại thực phẩm lên men như củ cải ngâm, natto, canh nấm, rong biển... Những thực phẩm lên men là nguồn cung cấp vi khuẩn có lợi, prebiotics. Những vi khuẩn này sẽ giúp bảo vệ vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá cũng như hội chứng ruột kích thích.

Đồng thời, lượng chất xơ lớn trong các loại canh rau cũng giúp hệ tiêu hoá dễ dàng lưu thông, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng cần thiết và thải bỏ độc tố khỏi cơ thể. Ngoài thực phẩm lên men và chất xơ, cá, thịt và carbohydrate có thể thúc đẩy sự kích hoạt của vi khuẩn đường ruột và duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh. 

4. Rửa tay thường xuyên

Bà Shibuya thường rửa tay ngay sau khi về đến nhà. Bàn tay là nơi có thể vô tình tiếp xúc nhiều vi khuẩn có hại và đưa vào cơ thể. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Không chỉ vậy, việc rửa tay còn có khả năng ngăn ngừa lão hóa mạch máu. Nếu không sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng trong cơ thể, thúc đẩy các tế bào miễn dịch đóng vai trò đề kháng, lúc này mạch máu sẽ sinh ra phản ứng viêm, khiến mạch máu bị tổn thương.

Cùng với đó, một nghiên cứu của Nhật Bản tiến hành trên 50.000 người vào năm 2014 cho thấy nhiễm trùng, sức đề kháng giảm do không vệ sinh sạch sẽ lâu ngày sẽ làm tăng 2,29 lần nguy cơ mắc bệnh mạch vành và 2,58 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim. 

Cùng với sức khoẻ đường ruột, bà Shibuya còn thường chơi những trò chơi yêu cầu vận động trí não nhẹ nhàng như mạt chược, cờ vây, cờ tướng... với mọi người. Những trò chơi này đều có tác dụng ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. 

Không chỉ đánh mạt chược, mỗi ngày, bà đều ra ngoài và trò chuyện với những người bạn bè, hàng xóm than thiết xung quanh về gia đình, cuộc sống của mình. Một nghiên cứu Tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng 60% ở những người ít giao tiếp xã hội.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/cu-ba-103-tuoi-nhung-duong-ruot-khoe-manh-nhu-thanh-nien-20-nho-lam-4-dieu-dac-biet-a5846.html