Với Má, dường như Tết nào cũng vậy. Có lắm cũng là chiếc áo dài hay bộ bà ba cũ xì từ nhiều năm trước.
- Má ơi, ngày trước, Tết đến, Ngoại có sắm đồ mới cho Má hông?
-Có chứ, nhưng là Ngoại may cho Má. Hoặc có năm được người ta cho. Nhưng Tết có mâm cơm tất niên đủ đầy mọi thành viên tạm gọi là xoàng xỉnh, trước cho tổ tiên sau đến con cháu hưởng.
Sau này lớn, có chút hiểu biết, về quê Ngoại, mình mới được nghe kể về cảnh Tết ngày đó. Một bác hàng xóm kể: “Thời chú còn nhỏ, cái sướng nhứt ngày Tết là được ăn ngon, ăn đủ, chớ mặc đẹp thì chưa nghĩ.”
Rồi cũng đọc được chút kiến thức từ sách những năm 50-60 thế kỷ trước, càng trân quý biết bao. Tết xưa dẫu có đạm bạc vật chất nhưng thắm tình. Một cái Tết đoàn viên đúng nghĩa bên bữa cơm ấm áp.
Ngẫm cũng đúng, Tết nay cũng chỉ thoang thoáng dư vị xưa. Vì quá đề cao cái gọi là vật chất mà đôi khi người ta lạnh nhợt đi. Dẫu có cũng chỉ là cái chưng diện.
Mình còn trẻ, còn nhiều cơ hội. Nhưng Ba Mẹ thì không. Thời gian không đợi. Là sự sợ bỏ rơi, cô độc và hiu hắt “mình với mình”.
Mình hiểu, đời cho mình cái gì thì nhất định một ngày ta sẽ phải trả, dù ít dù nhiều. Nhưng duy chỉ có Ba Mẹ là vô điều kiện. Cái cần là sự cho được gần hơn mình.
Nếu những ai đã có ý định “Tết nay con không về” thì hãy gác mọi bộn bề và trầm mình đôi phút nghe bài hát “Nếu Xuân này con không về...”. Nghe xong nhất định sẽ làm điều cần nhất cho mình.
Công việc cả đời. Tiền bạc cả đời. Lý do cả đời. Nhưng Ba Mẹ thì không. Chỉ khi làm Ba làm Mẹ mình sẽ hiểu thôi.
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ve-nha-an-tet-nhan-ai-giu-gium-a5349.html