1. Lập To-do-list
To Do List nói đơn giản là một danh sách bạn cần hoàn thành, thường được sắp xếp dựa theo mức độ ưu tiên, to do list cũng có thể là một kế hoạch mà bạn xây dựng để đạt được mục đích của bạn mà bạn muốn.
Cuộc đời có rắc rối hay không là do mình, sắp xếp đời mình hay để đời sắp xếp mình cũng do mình. Thế nên mỗi ngày cũng chỉ có mấy thứ để làm, bắt đầu mỗi ngày nên làm chuyện sắp xếp. To-do-list gồm có 3 chữ P như sau các bạn nhớ nhé:
Progress: những việc mình đang phụ trách, đang diễn ra.
Problem: những vấn đề đang tồn đọng, đang gặp khó khăn, đang phải xử lý.
Plan: kế hoạch xử lý những thằng trên theo mức độ ưu tiên (quan trọng và gấp, không quan trọng nhưng gấp, quan trọng nhưng không gấp, không quan trọng và không gấp). phải đánh giá được các cấp độ của công việc để sắp xếp vào lịch làm việc.
2.Tóm tắt lại công việc
Ghi chếp lại các nội dung trao đổi công việc qua bất kỳ kênh nào thành văn bản hoàn chỉnh (nếu cần cho tất cả đồng nghiệp xem), đại khái (nếu chỉ mình mình xem, mình mình hiểu). Ghi chép cần cụ thể: trên giấy note, sổ tay, google doc, email hay phone note, ...
Không có tóm tắc công việc nào nằm ở “trong-đầu”, “em-nhớ-mà-chỉ-không-ghi-ra”, “yên-tâm-lời-mọi-người-luôn-ở-trong-tim”... nói chung là không chắc chắn được gì cả
Tóm tắt công việc là cách nhanh nhất và tốt nhất để trở thành một người làm việc đáng tin cậy.
3.Luôn báo cáo tình hình công việc
Báo cáo là tóm tắt lại một kế hoạch, một việc gì đó từ ý tưởng cho đến kết quả diễn ra thực tế với các biện giải bằng số liệu, bằng kết quả và phân tích tại sao nó lại như vậy, tại sao tốt và tại sao chưa. Báo cáo phải đi kèm với đề xuất hướng giải quyết tiếp theo.
4.Đưa ra giải pháp
Tất cả mọi công việc mà mình nhận đều phải tìm hiểu kỹ và đưa ra giải pháp thực hiện. Không phải chỉ cần một giải pháp hoặc hai hay ba giải pháp, xong đề xuất cái tốt hơn. Có thể sếp nghe xong bảo cảm ơn nhưng cả ba ý tưởng đều không hay nên sếp không chọn cái nào và sếp làm theo ý của sếp.Thì cứ mặc kệ sếp, cứ làm theo sếp vì thẩm quyền của sếp là đưa ra lựa chọn phù hợp, thẩm quyền của mình cũng là đưa ra những lựa chọn đúng năng lực và trách nhiệm với công việc.
5. Đúng deadline
Kỷ luật bắt đầu từ việc nhỏ. giữ cam kết là giữ đúng lời hứa với bản thân, thể hiện trách nhiệm với công việc của mình và cộng sự. "Đúng trước, hay sau. Không làm được, đừng hứa. Không làm tốt được, phải la lên và tìm giải pháp làm cho bằng được".
6. Chất lượng công việc phải tốt
Chất lượng công việc của tôi hiện giờ nó vậy, nhưng tiêu chuẩn của tôi không phải vậy. Nó cao và cao hơn nữa. Tiêu chuẩn cao là động lực để tôi nỗ lực vươn mình cao hơn, giỏi hơn.
Làm sao để có tiêu chuẩn cao?
Tỉ mỉ, chi tiết, cầu toàn. Nhìn ra bên ngoài để ngưỡng mộ và làm mọi thứ vượt trên kỳ vọng. Tâm thế “tự-hài-lòng” và thoả mãn với mọi kết quả là thứ dễ giết chết nỗ lực và khát vọng. Tiêu chuẩn cao mới kéo theo chất lượng cao.
Phương Đặng
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/6-thoi-quen-nho-can-co-trong-cong-viec-a5266.html