Mông, đầu gối, cổ, ngực…là những vùng da cần được chăm sóc, nếu không muốn hối hận

Chúng ta thường có thói quen chỉ chăm sóc vùng da mặt, vì đây chính là “mặt tiền” để người khác có thể nhìn vào. Tuy nhiên, những vùng da khác như: cổ , tay, ngực, mông…cũng cần được chăm sóc. Bởi những vùng da này thường xuyên bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài có thể gây mụn và viêm nhiễm.

Da cổ và ngực

Cổ và ngực là những vùng da thể hiện rõ nét sự lão hóa cũng như tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nếu như bạn là người có sở thích mặc áo trễ vai hay hở lưng thì những vùng da này cần được chăm sóc và đáng quan tâm. Mỗi khi đi ra ngoài cần phải đảm bảo những điều sau:

- Làm sạch: Giống như cách da mặt của bạn cần làm sạch, cổ và ngực cũng cần được rửa sạch bụi bẩn.

- Dưỡng ẩm: Da khô có thể khiến bạn dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời và lão hóa.

- Tẩy tế bào chết: Giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm sáng bề mặt da.

- Sử dụng kem chống nắng: Vùng da cổ và ngực cũng mỏng manh như da mặt, vì vậy bạn hãy nâng niu và bảo vệ nó.

Da tay

Ngoài những tác động của nước hoặc các hóa chất gây hại có trong nước rửa chén hoặc xà phòng giặc đồ thì đôi bàn tay của bạn còn dễ dàng tiếp xúc với nắng. Chính vì thế, da tay dễ dàng trở nên nhăn nheo và khô ráp do đối mặt nhiều với các nguy cơ lão hóa. Các tĩnh mạch sẽ trở nên rõ ràng do mất các mô mềm và các đốm đồi mồi cũng sẽ là một phần của tình trạng lão hóa. Có nhiều cách bạn có thể làm hàng ngày để duy trì đôi tay của mình luôn đẹp.

- Rửa tay: Quy tắc cơ bản ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể là giữ cho nó sạch sẽ. Đảm bảo rằng xà phòng rửa tay bạn đang sử dụng dịu nhẹ với da.

- Tìm một loại kem dưỡng ẩm tốt: Nếu được dưỡng ẩm đều đặn, bàn tay của bạn sẽ mịn màng và mềm mại hơn.

- Sử dụng găng tay: Đôi tay của bạn là công cụ được sử dụng hàng ngày, vì vậy, hãy mang lại cho đôi tay sự bảo vệ, đặc biệt là khi bạn lao động nặng nhọc hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có thể làm hỏng da.

da-tay1-1638946831.jpg
Để chất tẩy rửa tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây khô ráp. Ảnh: T.L

Đầu gối

Nhiều chị em phụ nữ không có thói quen mặc váy ngắn, vì lúc nào đầu gối cũng trong tình trạng thâm. Lý giải cho việc này chính là do da bạn tiếp xúc quá nhiều với vải và tạo độ ma sát từ đó mà khiến cho đầu gối dễ dàng bị thâm. Để hạn chế tình trạng này, hãy sử dụng những cách sau.

- Sử dụng kem dưỡng da: Nếu bạn để ý, dưỡng ẩm luôn là một phần câu trả lời trong hầu hết các vấn đề về da. Bởi vì nó giải quyết được tình trạng khô da, mà khô da là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da tối màu.

- Tránh nước nóng: Đây là một trong những sai lầm phổ biến mang lại cho bạn làn da khô. Nước nóng có thể loại bỏ các loại dầu thiết yếu trên da, khiến da bị nứt nẻ, bong tróc.

- Thường xuyên bôi kem chống nắng: Biện pháp này giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời và sự tăng sắc tố da ở đầu gối.

Đôi chân

Đôi chân của bạn là bộ phận khó chăm sóc nhất và thường bị lãng quên. Đa số chúng ta không quan tâm đến việc tắm chân vì chân luôn ẩn trong giày dép và không hé lộ ra bên ngoài. Nhưng bàn chân lại dễ dàng sản sinh ra nhiều vi khuẩn nhất. Vì chính độ ẩm từ giày và dép tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn.

- Giữ chân luôn sạch sẽ: Rửa và chà chân bằng xà phòng giúp ngăn ngừa một nửa các vấn đề về bàn chân. Đừng quên dưỡng ẩm sau khi rửa.

- Mang giày và tất sạch: Bàn chân của bạn có nhiều tuyến mồ hôi hơn bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, nó bài tiết tới nửa lít hơi ẩm mỗi ngày. Điều đó khiến chân trở thành nơi hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây ra mùi hôi.

dau-goi-1638946830.jpg
Dưỡng da chân bằng các loại kem dưỡng lành tính. Ảnh: T.L

Khuỷu tay

Khủy tay là bộ phận mà cơ thể gập đi gập lại rất nhiều lần. Nếu không có biện pháp chăm sóc cẩn thận, khuỷa tay sẽ dễ dàng khô và sẫm màu. Tồi tệ hơn, bạn có thể thấy hiện tượng vẩy nến, chàm,... trên vùng da này. Giới chuyên gia khuyến nghị bạn nên xử lý bằng thói quen tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho khuỷu tay.

Vệ sinh rốn

Hầu như chẳng ai quan tâm đến rốn bao giờ, vì ông bà ta thường quan niệm rằng tiếp xúc nhiều với rốn sẽ dễ dàng bị đau bụng. Nhưng rốn là nơi tích tụ bụi bẩn và sinh sôi vi khuẩn. Nó có thể gây nhiễm trùng da, thậm chí gây ra mùi hôi. Vì vậy, làm sạch rốn sẽ có lợi cho cơ thể của bạn. Bạn nên nhúng đầu tăm bông vào xà phòng nhẹ trước khi làm sạch rốn. Nếu bạn muốn sử dụng kem dưỡng da để dưỡng ẩm, hãy để kem tránh xa phần rốn bên trong vì nó có thể khiến vi khuẩn sinh sôi trong đó.

Lưng

mun-lung-1638946830.jfif
Lưng là bộ phận dễ dàng sản sinh mụn. Ảnh: T.L

Trường hợp mụn lưng chi chít ở lưng không phải là hiếm gặp và chúng thường xuyên xảy ra đối với các thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì. Một phần là do quá trình dậy thì nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là do cách chăm sóc làn da lưng. Nếu bạn thấy mình đang gặp vấn đề về da ở lưng, có lẽ đã đến lúc bạn nên cung cấp cho nó một chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn nên sử dụng sữa tắm có chứa các thành phần như axit salicylic hoặc axit lactic.

Mông

Để vùng da này luôn mịn màng, bạn đừng chà xát một cách thô bạo. Thay vào đó, hãy tắm rửa sạch sẽ bằng một loại sữa tắm dịu nhẹ. Để mồ hôi đọng lại trên vùng da này cũng giống như ‘mời’ bụi bẩn bám vào da. Điều này có thể dẫn đến kích ứng da.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/mong-dau-goi-co-ngucla-nhung-vung-da-can-duoc-cham-soc-neu-khong-muon-hoi-han-a5131.html