5 bí quyết đơn giản luộc măng không lo bị đắng

Măng tươi thường có vị đắng và độc. Vị đắng trong măng là thứ mà những trẻ nhỏ cảm thấy bữa ăn trở nên “phiền toái”. Để giải quyết vấn đề này và giúp trẻ có thể ăn nhiều măng, các bà nội trợ có thể áp dụng những bí quyết sau.

Mở nắp vung khi luộc măng.

luoc-mang-nhieu-lan-1637460148.jpg

Trong khi luộc măng cần mở nắp để độc tố bay hơi. Ảnh: T.L

Trước khi luộc măng, cần bóc vỏ rửa sạch và cắt nhỏ chúng cho vào nồi luộc khoảng tầm 2 đến 3 lần. Sau mỗi lần luộc nên xả sạch lại với nước lạnh để tránh tình trạng măng không dữ được độ giòn. Khi cảm nhận măng đã mềm thì vớt ra ngâm với nước vo gạo 2 ngày, mỗi ngày thay nước vo 2 lần để loại bỏ vị đắng. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

Ngâm măng

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Luộc măng với nước vo gạo

luoc-mang-bang-nuoc-vo-gao-1637460148.jfif
Vitamin B trong nước vo gạo sẽ làm sạch vị đắng của măng. Ảnh: T.L

Nước vo gạo do chứa vitamin B và một số hoạt tính khác có thể làm sạch bề mặt và hòa tan một số chất hữu cơ khi ngâm rau quả. Để thực hiện cách luộc măng với nước vo gạo. Bạn cần để nguyên măng cho vào nồi lớn, cho ớt tươi, nước vo gạo vào luộc đến khi mềm thì tắt bếp. Khi măng nguội hẳn thì vớt ra, lột vỏ và rửa sạch bằng nước lạnh. Trong khi luộc nhớ mở nắp nồi để chất độc theo hơi nước thoát ra ngoài. Nếu măng có mùi lạ, màu sắc bất thường thì không nên sử dụng.

Luộc măng với rau ngót

Sau khi đã sơ chế sạch hết vỏ ngoài của măng, cắt chúng thàng từng lát nhỏ và bỏ thêm một vài nắm rau ngót vào luộc chung một nồi qua một lần. Khi cảm nhận măng đã chín, đem xuống bỏ hết đi phần nước luộc, rồi đổ nước lạnh vào cho măng giữ được độ giòn, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn. Bí quyết sơ chế măng tươi không đắng vẫn đảm bảo ngon giòn.

Ngâm với nước vôi trong

Đối với những loại măng độc và đắng, nên ngâm chúng bằng nước vôi trong. Luộc bỏ vài lượt để bỏ đi bớt những nước đầu cho đến khi thấy nước trong nồi trong dần là có thể chế biến.

Luộc măng cho thêm ớt

cho-ot-vao-luoc-mang-1637460148.jpg
Cho thêm ớt khi luộc măng sẽ không bị đắng. Ảnh: T.L

Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, sau đó bạn có thể đem chế biến món ăn tùy thích.

Theo các chuyên gia, khi dùng măng tươi cần lưu ý những điều sau:

- Măng tươi có chứa độc tố nên tuyệt đối không ăn măng sống.

- Khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.

- Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối.

- Luộc măng cần luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần.

- Những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và tuyệt đối không nên ăn.

- Không ăn măng tươi khi bị đau dạ dày

- Tuyệt đối không ăn măng trong thời gian mang thai

- Người bệnh thận nên hạn chế ăn măng. Vì trong măng chứa nhiều canxi không thích hợp cho người bệnh thận.

- Người bị bệnh gout cũng nên tránh ăn măng. Vì trong măng có chứa hợp chất làm tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/5-bi-quyet-luoc-mang-khong-lo-bi-dang-a5039.html