Những triệu chứng sốt siêu vi cơ bản ở trẻ cần nhận biết

Khi bước vào giai đoạn thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện cho các siêu vi trùng có thể tồn tại và xâm nhập vào cơ thể trẻ em. Khi đã bắt đầu tiến vào cơ thể chúng sẽ nảy sinh ra nhiều các triệu chứng như: sốt cao, mệt mỏi, đau nhức…và cuối cùng là dẫn đến sốt siêu vi.

Sốt siêu vi là gì?

nguyen-nhan-1637386439.jpg
Sốt siêu vi do vô trùng xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: T.L

Sốt siêu vi, còn gọi là sốt virus là tình trạng bệnh gây sốt do nhiễm các loại virus (siêu vi trùng). Virus có kích thước vô cùng nhỏ, cấu trúc đơn giản, có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể và gây bệnh. Virus không có khả năng sống trong thời gian dài ở môi trường mà phải kí sinh vào con người hay động vật để sinh sản, phát triển.

Các liệu virus thường gây sốt siêu vi gồm: Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm, Enterovirus,... Tùy theo từng loại virus mà gây ra các loại bệnh, triệu chứng và biến chứng khác nhau. Đa phần triệu chứng ban đầu chúng gây ra là sốt cao, kèm theo mệt mỏi, đau nhức,...

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp ở người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em và người có hệ miễn dịch kém. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc sốt siêu vi nhưng theo nghiên cứu hiện nay bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, đối với trẻ em khi mắc bệnh ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ em

dau-hieu-sot-sieu-vi-1637386439.jpg
Sốt cao là một trong những dấu hiệu của sốt siêu vi. Ảnh: T.L

Khi bị sốt siêu vi trẻ sẽ có các biểu hiện chung như:

- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.

- Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.

- Người mệt mỏi, chán ăn.

- Với trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú.

- Với trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy.

Ngoài các triệu chứng chung như trên, tùy theo loại siêu vi mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng khác như:

- Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.

- Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.

- Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,...

- Trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.

Khi gặp các dấu hiệu sau, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được sự hỗ trợ của các y bác sĩ.

- Trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày, kèm theo hiện tượng run rẩy bất thường, lạnh chân tay.

- Trẻ có biểu hiện lơ mơ hoặc ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.

- Trẻ có biểu hiện tím tái, thở mệt.

- Toàn thân trẻ phát ban.

- Trẻ đau bụng, nôn ói nhiều.

- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen.

- Trẻ hay bị giật mình, hoảng hốt.

Các biện pháp phòng trừ bệnh sốt siêu vi ở trẻ

che-do-an-uomg-1637386439.jfif
Cần bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường đề kháng. Ảnh: T.L

Nên cho trẻ em ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điều kiện môi trường ẩm thấp như điều hòa. Vì chúng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập của vi rút.

Ba mẹ cần kiểm soát trẻ mọi lúc mọi nơi. Tránh cho trẻ em đưa đồ chơi vào miệng và cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Việc làm này vừa tránh được bệnh sốt siêu vi mà còn là bệnh tay chân miệng.

Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.

Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.

Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-trieu-chung-sot-sieu-vi-co-ban-o-tre-a5037.html