Mẹo chữa chứng ợ nóng, ợ chua ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai phụ nữ thường xuyên đối mặt với tình trạng ợ nóng do những thức ăn được dung nạp vào cơ thể khiến da dạ dày không thể tiêu hóa và dẫn đến triệu chứng ợ nóng.

Ợ nóng được xem là tình trạng khi axit dạ dày trào ngược lên phía thực quản và gây nên cảm giác khó chịu, nóng rát ở vùng xương ức, ngực. Sau đó chúng bắt đầu lan dần lên vùng cổ họng và mang tai. Khi ợ nóng, mẹ bầu sẽ cảm thấy đắng miệng và chua miệng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ợ nóng không phải là một bệnh lý mà chỉ là triệu chứng thể hiện sự bất thường của hệ tiêu hóa. Triệu chứng ợ nóng không chỉ xảy ra đối với mẹ bầu mà còn ở mọi lứa tuổi và đối tượng.

Nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai ợ nóng

trao-nguoc-da-day-1636865905.jpg
Ăn uống không khoa học khiến mẹ bầu dễ đối mặt với nguy cơ ợ nóng. Ảnh: T.L

Triệu chứng ợ nóng xuất hiện trên lâm sàng khi axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thực quản. Điều này thường xảy ra khi có sự tăng tiết dịch vị từ dạ dày. Đây cũng là cơ chế gây ra cảm giác đau và nóng rát.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải tình trạng ợ nóng do khó tiêu hơn những người khác. Một số lý do giải thích cho hiện tượng này bao gồm:

- Sự biến thiên nồng độ hóc môn trong thai kỳ.

- Sự lớn lên của thai nhi gây tăng áp lực trong ổ bụng và chèn ép lên dạ dày.

Cơ thắt tâm vị giãn. Đây là cơ nằm giữa dạ dày và thực quản và thường chỉ giãn ra khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Khi hoạt động co thắt của cơ này bị rối loạn, dịch vị từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.

Phương pháp trị chứng ợ nóng

me-bau-yoga-1636865905.jfif
Yoga giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ợ nóng. Ảnh: T.L

1. Kiểm soát cân nặng

Cố gắng tuân thủ các nguyên tắc tăng cân mà bác sĩ khuyến nghị. Tăng cân quá mức có thể gây thêm áp lực lên dạ dày của bạn và khiến chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, mẹ bầu nên tập thói quen đi bộ thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng và tốt cho việc sinh con

2. Không dùng thực phẩm gây khó chịu

Nếu nhận thấy bị ợ chua sau khi ăn thực phẩm chiên, cay hoặc nhiều khí, hãy tránh ăn các thực phẩm này. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm như: trái cây nhiệt đới, rau xanh, thịt trắng…

3. Không ăn nhiều trong một bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa một ngày (bữa sáng, bữa trưa và bữa tối), hãy thử ăn sáu bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp dạ dày nhẹ nhõm hơn vì dạ dày sẽ không bị đầy sẽ làm giảm các triệu chứng trào ngược axit.

4. Uống đủ nước

Uống 8 đến 10 cốc nước hoặc đồ uống lành mạnh khác mỗi ngày, nhưng hạn chế đồ uống có caffein và đường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên uống nước quá nhiều, tránh tình trạng hệ bài tiết hoạt động liên tục ảnh hưởng đến thận.

5. Không mặc đồ bó sát

Quần áo bó sát vòng eo có thể gây áp lực lên dạ dày của bạn. Ngoài ra, chúng còn làm bạn cảm thấy khó chịu khi di chuyển và ảnh hưởng đến thai nhi.

uong-nc-1636865905.jfif
Không nên uống nhiều các loại chứa nhiều caffein và cồn. Ảnh: T.L

6. Không nằm ngủ sau khi ăn

Giữ tư thế thẳng đứng càng lâu càng tốt, nên tránh nằm ít nhất một giờ sau khi ăn. Khi nằm xuống, các chất trong dạ dày sẽ bị dịch chuyển sang một bên và dễ dàng trào ngược lên thực quản.

7. Sử dụng trọng lực để có lợi

Ngủ nghiêng với một chiếc gối bổ sung hoặc một cái nệm để giữ cho đầu của thai phụ được nâng cao. Nằm nghiêng bện trái là cách ngủ an toàn nhất khi bạn mang thai.

8. Chú ý đến tư thế

Thả người và cúi xuống gây áp lực lên dạ dày. Vì vậy hãy cố gắng ngồi thẳng và đi bằng vai về phía sau để cho dạ dày có thêm không gian và giữ cho thực quản ở vị trí thẳng đứng.

9. Cố gắng nghỉ ngơi

Việc nghỉ ngơi nhiều không đơn giản chỉ là ngủ, mẹ bầu có thể sử dụng các bài tập thiền, thể dục nhẹ, nghe nhạc để giúp tinh thần thoải mái.

10. Không hút thuốc hoặc uống rượu

Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên uống rượu bia vì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và khiến cho tình trạng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu thai phụ thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua và cảm thấy rất khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Với sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ, thai phụ sẽ vượt qua được chứng khó chịu này. Sau khi sinh em bé, bụng của thai phụ sẽ co lại và nội tiết tố trở lại như trước khi mang thai, sẽ không còn chứng ợ nóng khó tiêu.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/meo-chua-chung-o-nong-o-chua-o-phu-nu-mang-thai-a5002.html