Những lời giải đáp về sự nguy hiểm của thực phẩm bẩn cần tránh

Mỗi ngày, chúng ta thường dung nạp vào cơ thể rất nhiều các thực phẩm để mang lại năng lượng cho một ngày làm việc. Nhưng chúng ta không hề biết rằng, trong số đó có các loại thức ăn là thực phẩm bẩn gây hại đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác.

Thực phẩm bẩn là tên gọi chung chỉ những thực phẩm chứa các chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Chúng thường là những chất hóa học và thuốc kháng sinh vượt quá mức an toàn mà Bộ Y tế cho phép trong quá trình nuôi trồng hiện nay.

Song với đó, thực phẩm bẩn còn là chứa những hợp chất gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Những hợp chất độc hại đó được hình thành dưới sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, thậm chí là các loại vi rút trong quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Tác hại của thực phẩm bẩn

ung-thu-1635317830.jfif
Tỉ lệ ung thư do thực phẩm bẩn tại Việt Nam. Ảnh: T.L

Các loại thực phẩm không an toàn vệ sinh và bị ô nhiễm bởi các tác nhân lý hóa từ môi trường xung quanh, khi dung nạp vào cơ thể sẽ phát sinh ra rất nhiều các triệu chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những biểu hiện tức thì mà chúng ta thường hay thấy là vấn đề ngộ độc thực phẩm.

Theo một số nghiên cứu hiện nay cho thấy được, thực phẩm bẩn chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ ung thư ngày càng cao ở nước ta. Thống kê cho thấy nước ta có 300.000 người mắc bệnh ung thư. Tổ chức WHO xếp Việt Nam đứng thứ 78 về tỉ lệ mắc ung thư, nằm trong 50 nước thuộc top 2 trên bản đồ ung thư thế giới (50 nước cao nhất đứng top 1). Người tiêu dùng sẽ dễ dàng mắc ung thư đại trực tràng từ các thực phẩm bẩn.

Ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ 5 sau ung thư phổi, dạ dày, gan, ung thư vú. Bởi, trực tràng nằm vị trí sát hậu môn, cách hậu môn khoảng 15 phân, là chỗ chứa phân trước khi cơ thể đưa ra ngoài, chứa nhiều siêu vi trùng, nấm nên dễ gây viêm nhiễm. Khi viêm nhiễm mạn tính sẽ dễ dẫn tới ung thư.

Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn

nhan-dien-thuc-pham-ban-1635317830.jfif
Cách nhận biết thực phẩm bẩn. Ảnh: T.L

Dạng đơn giản nhất của thực phẩm bẩn là do sơ chế không hợp vệ sinh. Thực phẩm còn dính các bùn đất chưa được rửa sạch, không đậy nắp kỹ. Ruồi và các loại côn trùng bu làm nơi trú ngụ. Từ đó các động vật này sẽ mang những vi khuẩn từ môi trường xung quanh bám vào thức ăn và khiến cho thực phẩm bẩn

Ngoài ra, khi người nông dân sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, thuốc trừ sâu không đúng với quy trình và sự khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ khiến cho các loại hóa chất này vẫn tồn tại trên các loại rau, củ, quả. Khi người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm này, đồng nghĩa với việc đưa các chất hóa học vào cơ thể.

Do hiện tượng kích thích các loại cây trồng nhanh chín, sinh trưởng chóng mặt hoặc bơm vào thịt động vật các loại hóa chất khiến thực phẩm bảo quản lâu hơn. Màu bắt mắt hơn … Đây là dạng thực phẩm bẩn nguy hiểm nhất.

Vì lợi nhuận trước mắt, mà người bán sẵn sàng sử dụng các chất độc hại như: chất tạo màu, tạo mùi…Những loại hóa chất độc hại này sẽ khiến cho thực phẩm trở nên tươi ngon hơn. Nhưng rất tiếc, đây là những món ăn bị nhiễm độc.

Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai... Phần lớn, thịt chế biến sẵn được xử lý bằng nitrat giúp giữ màu hồng của thịt và hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nitrat có nguy cơ gây ung thư. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người ở các nước châu Âu có thói quen ăn nhiều đồ muối, người dân Trung Quốc có thói quen ăn xì dầu là những nơi có số người mắc ung thư đại trực tràng cao.

Cũng có thể là do thói hằng ngày của chúng ta khiến cho thực phẩm từ sạch trở thành bẩn. Hằng ngày, nhiều người có thói quen sử dụng các loại hộp ngựa để đựng thức ăn mang đi, đây là một thói quen hết sức tồi tệ. Bởi theo các nhà nghiên cứu, trong hộp nhựa chứa rất nhiều Bisphenol A (BPA), một chất phá hoại nội tiết được sử dụng trong các sản phẩm như nước đóng chai và bình, hộp chứa thực phẩm và đồ uống. Tiếp xúc với BPA cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD) và tăng nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân không được điều trị. 

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-loi-giai-dap-ve-su-nguy-hiem-cua-thuc-pham-ban-a4885.html