Theo BS CKII Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất - một trong những bác sĩ có chuyên môn cao trong việc chữa trị và tư vấn về căn bệnh đột quỵ. Trước hết mọi người xung quanh nên gọi điện đến cơ quan y tế gần nhất để có thể báo cáo tình trạng hiện tại và nhờ sự giúp đỡ. Trong thời gian đó người thân cũng cần biết cách xử lý đúng cách để tránh nguy cơ đột quỵ. Nếu người bệnh vẫn còn tỉnh táo thì chúng ta nên để người bệnh nằm nghiêng một bên, phần đầu cao khoảng 30 đến 40 độ.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân đang ở trong trạng thái ói dữ dội. Để họ có thể an toàn, bạn nên giữ người bệnh không cho chất ói đi ngược vào bên trong gây tắt nghẽn đường thở. Song với đó, người thân cần trò chuyện để trấn an tinh thần người bệnh trong thời gian chờ xe cứu thương đến.
Nếu người bệnh đang trong trạng thái hôn mê, không có động tĩnh gì. Người nhà cần kiểm mạch đập và nhịp thở của bệnh nhân. Khi phát hiện hơi thở bắt đầu suy yếu hoặc ngừng thở cần lập tức xoa bóp tim bên ngoài lồng ngực, và nới lỏng quần áo, giải tán đám đông cho người bệnh dễ thở hơn.
Những lưu ý khi sơ cứu:
- Không nên bế sốc nạn nhân khi trong trường hợp tai nạn xe hoặc trong toilet, bởi điều này sẽ gây tổn thương dập tủy sống cổ. Nên di chuyển người bệnh với một tấm gỗ, cố định chỗ xương gãy mới được đưa đến nơi cấp cứu.
- Không nên cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào
- Không cho bệnh nhân uống các chất lỏng
Thời gian “vàng” sơ cứu đột quỵ
Thời gian “vàng” là thời gian giới hạn để có thể chích thuốc hoặc làm thủ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ. Muộn hơn khoảng thời gian này thì các biện pháp cấp cứu không còn hiệu quả và thậm chí gây hại. Khi đó, việc điều trị chỉ còn là giải quyết hậu quả và phòng ngừa tái phát.
Khoảng thời gian vàng này đã được mở rộng đáng kể theo tiến bộ của y học, trước đây là 3 giờ, sau đó là 4,5 giờ và hiện tại là 6 giờ, tính từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh, nếu điều trị sớm được phút nào tốt phút ấy, vì mỗi phút chậm trễ có thể làm chết thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh. Đồng thời càng chậm trễ thì càng ít có lựa chọn điều trị, giảm đáng kể khả năng hồi phục sau đột quỵ.
Khoảng thời gian vàng này đã được mở rộng đáng kể theo tiến bộ của y học, trước đây là 3 giờ, sau đó là 4,5 giờ và hiện tại là 6 giờ, tính từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ
Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.
Chính vì vậy, khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, những người thân trong gia đình cần gọi cho các bệnh viện gần nhất để nhờ sự giúp đỡ. Lúc này, người nhà nên dùng các cách xơ cứu nói trên để có thể cấp cứu người bệnh thoát khỏi sự nguy hiểm. Lưu ý rằng: Không nên di chuyển người bệnh bằng các phương tiện xe máy. Vì trong lúc bế thúc người bệnh lên xe máy sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc điều trị sau này. PGS.TS Tạ Mạnh Cường- Phó viện trưởng Viện Tim mạch, BV Bạch Mai cũng khuyên rằng không nên dùng các biện pháp dân gian để sơ cứu cho người bệnh. Đặc biệt là giải pháp dùng kim châm đâm lên mười đầu ngón tay bệnh nhân. Bởi theo bác sĩ chỉ những người có chuyên môn mới có thể thực hiện điều này, nếu như không có kiến thức về y khoa, người nhà sẽ dễ làm tổn thương bệnh nhân.
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-dieu-can-luu-y-ve-cach-so-cuu-nguy-cap-trong-truong-hop-dot-quy-a4879.html