Bạn đã biết cách xây dựng mục tiêu một cách khoa học?

Có thể nói, ai trong chúng ta đều có những ước mơ và hoài bão, nhưng ban đừng nên nhầm lẫn rằng, những ước mơ ấy chính là mục tiêu của cuộc đời. Bởi ước mơ thì bạn có thể thực hiện hoặc không. Nhưng đối với mục tiêu đề ra, bạn nhất định phải thực hiện được.

Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, sẽ cho chúng ta rất nhiều các kinh nghiệm và kiến thức khác nhau. Từ đó mà bạn nên tự xây dựng cho bản thân những mục tiêu khoa học theo từng giai đoạn. Theo những nghiên cứu từ các thạc sĩ đang theo dạy từ các trường đại học, người ta chia những khía cạnh cuộc sống ra theo quy luật “Bánh xe cuộc đời”.

Bánh xe cuộc đời (Wheel of life) là công cụ giúp mỗi cá nhân đánh giá và tự khám phá bản thân, trong mỗi khía cạnh và vấn đề khác nhau của cuộc sống. Nhiều chuyên gia tư vấn tâm lý, huấn luyện sử dụng bánh xe cuộc đời như giải pháp đắc lực nhất trong việc tìm hiểu tổng quan về bản chất và tình trạng của mỗi người, khai thác thông tin trong nhiều khía cạnh, giúp họ cân bằng cuộc sống hiệu quả.

8-banh-xe-cuoc-doi-1634804594.jpg
Những khía cạnh cuộc sống trong bánh xe cuộc đời. Ảnh: T.L

Bánh xe cuộc đời được chia thành 6-8 khía cạnh quan trọng: Sức khỏe, sự nghiệp, tài chính, gia đình, mối quan hệ, cảm xúc, phát triển bản thân, giải trí. Các lát cắt trong bánh xe cuộc đời đại diện cho yếu tố/giá trị tạo nên hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người, theo nhu cầu và thiên hướng khác nhau. Bánh xe cuộc đời chính là công cụ để bạn có thể xây dựng cho bản thân một hệ thống mục tiêu chuẩn xác và khoa học nhất có thể.

Để xây dựng được một hệ thống mục tiêu theo các đề mục trên. Trước hết, bạn nên lên kế hoạch cho các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn có thể hoàn thành chúng trong một giai đoạn ngắn và bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức cho mục tiêu này. Đối với mục tiêu trung hạn và dài hạn là những điều mà bạn nên lưu ý, vì những mục tiêu này sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của bạn. Bởi những mục tiêu này được triển khai trong một thời gian dài và bắt buộc phải có sự đầu tư. Mục tiêu đó có thể là: mua được nhà, ô tô hoặc thăng chức… Nhưng chung quy mà nói, các mục tiêu được ra đều nằm trong khả năng của chính chúng ta, quan trọng là bạn có sự cố gắng hay không. Bạn có thể là người không có năng lực, không giỏi giang, nhưng bạn phải là người có lý tưởng sống và ý chí. Các chuyên gia khuyên rằng: Trong quá trình thực hiện các mục tiêu trung hạn và dài hạn, bạn nên đề ra các mục tiêu bổ trợ cho năng lực của chính mình.

swot-1634804594.jfif
Mô hình SWOT. Ảnh: T.L

Nhưng mục tiêu đó có thể là: học thêm ngôn ngữ, kỹ năng quản lý…để nhằm giúp bạn có thể tiến xa hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên có một suy nghĩ sáng suốt để biết lựa chọn ra, đâu là những điều cần thiết mà bản thân nên theo học. Song với đó, những điểm mạnh điểm yếu chính là tiền đề để chúng ta có thể đề ra những mục tiêu bổ trợ. Bạn sẽ tự khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Nếu bạn phát hiện ra bản thân có rất nhiều điểm mạnh, hãy phát huy chúng một cách tốt nhất. Mặt khác khi bạn có quá nhiều điểm yếu, việc đầu tiên ban nên làm là đề ra một chiến lược khắc phục các điểm yếu ấy.

Theo ma trận SWOT (Strength – Weaknesses– Opportunities – Threats), khi đã phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân, ban cần cho thấy được bản thân đang có những cơ hội và thách thức gì đối với những đồng nghiệp hoặc các doanh nhân trẻ khác. Đây cũng chính là một trong những căn cứ giúp bạn biết được mục tiêu bổ trợ hiện tại của chính mình. 

Hoàng Trường

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ban-da-biet-cach-xay-dung-muc-tieu-mot-cach-khoa-hoc-a4842.html