Nguyễn Nhật Ánh – Người kiến tạo tuổi thơ

Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh, chắc hẳn người ta vẫn không thể nào mường tượng được cảm giác nhẹ nhàng, tình cảm của nhà văn mang lại trong từng những trang sách. Khi tiếp cận những quyển sách mà ông đem đến, người đọc như đang đắm chìm vào thế giới của những ngày thơ ấu.

Cố nhà văn Thạch Lam từng cho rằng: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, văn chương là một thứ khí giới thanh cao, đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Trong rất nhiều những cây bút của làn gió mới văn học Việt Nam, Nguyễn Nhật Ánh không còn là cây bút xa lạ đối với quý bạn đọc. Khi thả hồn vào trong từng trang sách của ông, khiến cho người ta như đi vào một thế giới khác. Một thế giới do chính bàn tay của ông kiến tạo nên và hơn hết đó là một thế giới quen thuộc gần gũi với chúng ta trong những ngày thuở bé.

Khi còn là những cô cậu học trò vui tươi và hồn nhiên, chỉ thấy được thế giới màu hồng của cuộc sống. “Kính Vạn Hoa” chính là bức tranh màu sắc tô đậm thêm một vùng ký ức của các bạn trẻ 8x và 9x. Tác phẩm kể về một câu chuyện xung quanh về mối quan hệ của Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long. Với lời kể nhẹ nhàng giúp người đọc vừa được sống lại tuổi thơ với trò nghịch ngợm đánh nhau, cãi vã rất hồn nhiên của những cô cậu học trò. Nguyễn Nhật Ánh tái hiện chân thực khung cảnh làng quê hồn hậu, gương mặt trẻ thơ trong sáng như một cuốn phim quay chậm bằng ngôn từ. “Kính vạn hoa” đã trở thành sách gối đầu giường cho mỗi thế hệ học trò đi qua. Dẫu có lớn lên, già đi thì mỗi khi đọc truyện “Kính vạn hoa”  người đọc đều như thấy mình ở trong đó.

kinhvanhoa212-1-1632719756.jpg

Dường như, ngòi bút này sinh ra và lớn lên với những khát khao của lứa tuổi học trò chớm nở. Nên những trang sách của ông đều miêu tả một cách chân thật nhất về tuổi thơ. Ngày ấy, ai trong chúng ta cũng đều có một mối tình đầu chớm nở. Một mối tình mà chẳng biết đi đâu về đâu, nhưng vẫn cứ mãi hi vọng. Nhà văn cũng không ngoại lệ, khi đọc “Cô gái đến từ hôm qua”, người đọc sẽ không khỏi suýt xoa và tưởng tượng rằng, đây chính là mối tình mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã trải qua. Truyện kể về hành trình “cua gái” của cậu học trò Anh Thư gắn liền với hai cô gái Tiểu Li và nàng hoa khôi mà anh phải lòng. Hai cô gái bước qua tuổi thơ với nhiều kỷ niệm, ngọt ngào cả những dỗi hờn. Nó đã trở thành hồi ức không chỉ của riêng Thư, Tiểu Li mà của tất cả chúng ta những người đã bước qua tuổi hồng ngây ngô.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng tâm sự: “Khi viết, tôi có cảm giác tự nhiên như cậu học trò ngồi viết chuyện đời mình nên các em thấy tác phẩm của tôi gần gũi, yếu tố vui nhộn cũng là điều phù hợp với tâm hồn các em”.

review-co-gai-den-tu-hom-qua-1024x640-1632719756.png

Để rồi mỗi lúc những tác phẩm của ông cứ xâm chiếm tâm hồn người đọc tự lúc nào không hay. Nhà văn đã vẽ ra một thế giới văn học tràn đầy những màu sách cá nhân, nhưng không kém phần lôi cuốn. Màu vàng tượng trưng cho những khát khao cháy bỏng, màu xanh tượng trưng cho sự bình yêu, hi vọng. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là tác phẩm "màu sắc" đầu tay của nhà văn được chuyển thể thành phim và đã lấy đi rất nhiều nước màu của người xem. Tuổi thơ ai cũng một lần được sống và khát khao được quay về đó. Và có con tàu để đưa ta về tuổi thơ không. Nguyễn Ngọc Ánh là tác giả kết nối quá khứ và hiện tại để chúng ta hơn một lần được sống trong tuổi thơ. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là hành trình nhiều màu sắc của tuổi thơ. Nhân vật chính Thiều, Tường, Mận, mỗi nhân vật có cá tính khác nhau nhưng tất cả đều có một tâm hồn trẻ thơ non nớt. Nguyễn Ngọc Ánh kể câu chuyển đời thường bằng chất văn giản dị, chân thật đầy tình người.

r-94-1632719569.jfif

Nếu nhắc đến những câu chuyện buồn mà nhà văn mang lại, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến “Mắt biếc”. Bởi những ngôn từ và những hình ảnh mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra như chạm đến từng ngóc ngách con tim bạn đọc. Những nổi buổn của nhân vật Ngạn, những sự nông nổi tuổi đôi mươi của nhân vật Hà Lan. Chúng làm người ta như xót thương cho số phận của cả hai nhân vật. Có lẽ những nghịch lý của cuộc đời và sự bỏ lỡ, nên khiến mối tình của Ngạn và Hà Lan cho dù có đẹp đến đâu cũng đi vào ngõ cụt. "Mẹ bảo, có hai thứ mà đời người không được bỏ lỡ. Một là chuyến tàu cuối cùng về nhà, hai là người thật lòng yêu thương ta".

mb-3-1632719517.jpg

Những câu chuyện nhẹ nhàng không kém phần cảm xúc của Nguyễn Nhật Ánh mang lại như dần trở thành “thương hiệu” riêng biệt của nhà văn. Mãi cho đến tận ngày hôm nay, dẫu cho thị trường có rất nhiều những loại sách theo “thị hiếu” người đọc. Nhưng những câu từ của ông vẫn giữ được cái tôi cá nhân đầy bản ngã. Có lẽ chính vì thế, nên mỗi khi những tập truyện của ông xuất bản đều được sự đón nhận của rất nhiều bạn đọc từ khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

Hoàng Trường

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nguyen-nhat-anh-nguoi-kien-tao-tuoi-tho-a4597.html