Những vật dụng gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn

Những sản phẩm nội thất như: Lò ga, máy tạo độ ẩm, nến thơm… là những vật dụng hữu ích trong không gian sống của bạn. Tuy nhiên, đây là những “con dao hai lưỡi”, vì chúng giúp bạn trở nên tiện lợi hơn, nhưng cũng góp phần khiến không khí trong nhà ngày càng bị ô nhiễm.

Nến thơm

r-77-1632545885.jfif

Các bạn trẻ hiện nay thường dùng các loại nến thơm để làm mát và tạo mùi hương cho không gian nhà ở. Ngoài ra ngọn nến lập lòe còn khiến cho căn phòng của bạn trở nên “chill” theo nhạc. Tuy nhiên, các bạn không hề biết rằng nến thơm có khả năng thải ra chất formaldehyde độc ​​hại, rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, nến đôi khi có thể là nguồn đáng kể tạo ra các hạt bụi mịn gây ô nhiễm. Hãy thử sử dụng nến sáp ong để thay thế.

Sản phẩm gỗ nhân tạo

Ván ép, ván dăm và các tấm gỗ nhiều lớp chứa một lượng lớn formaldehyde và chất này bắt đầu được thải ra không khí sau khoảng hai năm kể từ khi sản xuất. Để bảo vệ bạn khỏi loại khí độc hại này, hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm có ít hoặc không có formaldehyde.

Lò ga

0635338713456664137-1632545885.jpg

Ngọn lửa của bếp gas tạo ra khí thải nitơ oxit, và chính quá trình nấu nướng sẽ tạo ra các hạt này. Việc sử dụng bếp gas là không thể tránh khỏi, nên để giảm bớt khí thải, bạn hãy luôn mở cửa sổ khi nấu ăn. Quạt thông gió cũng là vật dụng cần phải có trong mỗi gian bếp. Nhà bếp luôn phải thông gió để không khí xấu không bị giữ lại trong nhà bạn.

Hoặc ngoài ra, bạn có thể sử dụng những sản phẩm bếp điện từ. Những vật dùng này vừa an toàn tránh gây cháy nổ và còn giữ cho không gian trở nên trong lành.

Thiết bị làm mát không khí

Máy làm mát không khí có thể thải ra hơn 100 loại hóa chất khác nhau có hại cho sức khỏe. Thay vì sử dụng máy làm mát không khí để có mùi dễ chịu, hãy thử để cửa sổ mở trong ngày và bật quạt.

Máy tạo độ ẩm

oip-15-1632545885.jfif

Để tránh việc làm cho không gian trở nên tù túng và nhiều mùi hôi, các hộ gia đình thường lắp thêm máy tạo độ ẩm cho không gian.

Nhưng máy tạo độ ẩm rất nguy hiểm nếu được sử dụng quá nhiều. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thở của bạn. Độ ẩm an toàn khi sử dụng máy là dưới 50%. Mức ẩm này sẽ không chỉ bảo vệ làn da của bạn mà còn giảm nguy cơ ô nhiễm.

Bình xịt

Các vật dụng trong gia đình như bình xịt đóng góp gần 50% lượng khí thải VOC ngoài trời ở các thành phố. Các sản phẩm bình xịt trong gia đình không chỉ làm ô nhiễm không khí trong nhà mà còn góp phần gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng bình xịt.

Sơn

r-78-1632545885.jfif

Chúng ta thường có những thói quen tích trữ sơn trong nhà để khi cần thì chỉ lấy ra sử dụng hoặc chúng ta thường tái chế lại sơn. Tưởng chừng như việc này trông rất tiết kiệm, nhưng chúng chính là nguồn gây ô nhiễm cho không khí. Bởi sơn có thải thải ra khí VOC, gây ra các vấn đề về không khí, thậm chí ảnh hưởng đến nguồn oxy trong nhà. Vì vậy khi sơn sửa nhà, bạn nên chọn những loại sơn có hàm lượng VOC thấp tránh gây ra tình trạng làm “ngộp” không gian.

Nếu như nhà bạn có con nhỏ, trong lúc sơn sửa nhà, bạn không nên cho chúng tiếp xúc gần với chúng. Vì nếu vô tình hít phải hoặc nuốt, sơn có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Đá hoa cương

Mặt bàn bằng đá hoa cương (granite) tạo ra radon - một loại khí phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng đá granit trong nhà không có hại, vì nguồn chính của khí radon là các vết nứt trên tường và các khu vực khác. Bộ kiểm tra radon bán trên thị trường sẽ giúp phát hiện xem ngôi nhà của bạn có radon hay không. Nếu kết quả là có, trước tiên hãy sửa chữa những chỗ nứt trong nhà thay vì thay đá granit.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-vat-dung-gay-o-nhiem-khong-khi-trong-ngoi-nha-cua-ban-a4590.html