Viêm củng mạc là gì?
Viêm củng mạc là tình trạng viêm vùng mô giữa phần trắng của mắt (còn gọi là củng mạc) và phần màng bao bọc mắt (còn gọi là kết mạc). Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ, thường ở nữ giới, nhiều hơn ở lứa tuổi 40.
Viêm củng mạc là bệnh viêm lành tính đặc trưng bởi phù và thâm nhiễm tế bào của tổ chức thượng củng mạc. Được điều trị hoặc không, bệnh sẽ tự giới hạn sau ít ngày, mặc dù bệnh có thể tái phát trong nhiều năm nhưng không bao giờ gây tổn hại tới mắt. Trong hai phần ba các trường hợp, bệnh được coi là không có căn nguyên.
Triệu chứng bệnh viêm củng mạc
- Bệnh thường có triệu chứng chủ yếu là đau nhức, đau nhiều, sâu và giảm ít với thuốc giảm đau. Đau thường lan ra vùng trán, gò má và xoang. Đau âm ỉ và có những cơn kịch phát khi chạm vào vùng thái dương hoặc mắt khiến cho bệnh nhân không thể nằm nghiêng về bên đau.
- Đau có thể tăng lên về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ và lo lắng. Đau có thể do phá hủy dây thần kinh cảm thụ trong củng mạc do phù, chất trung gian gây viêm hoặc hoại tử.
- Triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, màu đỏ có sắc hơi xanh phát hiện tốt nhất với ánh sáng tự nhiên, có thể khu trú ở một vùng thông thường nhất ở vùng khe mi hoặc trên toàn bộ củng mạc. Sau mỗi đợt viêm tái phát, củng mạc lại trở nên trong hơn do sắp xếp lại các sợi collagen sau phù.
- Sắc tố hắc mạc bên dưới có màu xám xanh nhìn rõ nhất với ánh sáng tự nhiên nếu chỉ khám trên đèn khe có thể không phát hiện được những vùng này.
- Các triệu chứng khác bao gồm chảy nước mắt thường nhẹ và không kèm theo ra dử (ghèn) mắt, sợ ánh sáng.
- Nếu viêm nặng có thể gây ra co thắt cơ vòng mống mắt dẫn đến co đồng tử và cận thị thoáng qua.
Tác hại bệnh viêm củng mạc
- Viêm giác mạc mạn tính
Viêm giác mạc, gồm viêm loét giác mạc (viêm nông) và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu) là những tổn thương của giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra như: Chấn thương gây rách, xước giác mạc, dị vật tác động (lông xiêu, lông quặm, sạn vôi...), mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức.
- Loét giác mạc
Loét giác mạc gây phá hủy các mô giác mạc làm các tổ chức ở giác mạc bị hoại tử, tổn thương tạo nên một hoặc nhiều ổ loét. Đây là một bệnh xảy ra phổ biến, để lại hậu quả rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các di chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, mất thị lực thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
Suy giảm thị lực có thể liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tách võng mạc hay thoái hóa điểm vàng. Những bệnh lý này khiến cho mắt bị giảm tầm nhìn. Mục tiêu điều trị phụ thuộc vào bệnh lý của mắt, nó có thể bao gồm việc hồi phục hoàn toàn, hồi phục khả năng thị lực còn lại...
Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thì được gọi là tầm nhìn thấp. Tầm nhìn thấp không bao gồm những trường hợp bị mù hoàn toàn bởi bạn vẫn còn khả năng nhìn với một phần thị lực còn lại.
- Mù lòa
Nếu như không được chữa trị và theo dõi, bệnh viêm củng mạc có thể gây mù lòa đối với độ tuổi trung niên. Dấu hiệu của việc dẫn đến mù lòa là bạn sẽ bị giảm xúc thị lực và tiết nhiều dịch ở mắt.
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/benh-viem-cung-mac-anh-huong-gi-den-suc-khoe-chung-ta-a4572.html