Nền văn học Nga – Chiến tranh và hòa bình

Có thể nói Nga là một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ đời sống tinh thần cho đến nền văn học. Đặc biệt khi nói về những truyền thống văn hóa nghệ thuật tại nước Nga, người ta phải trầm trồ rằng: Chúng luôn tác động đến nền văn hóa thế giới. Và trong những nét đặc sắc ấy, văn học Nga góp không nhỏ công sức để tạo nên thế giới văn học của con người và nhân loại.

Aleksandr Solzhenitsyn một nhà văn, nhà viết kịch của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga, từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1970 đã từng nói "Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc". Từ đó ta có thể thấy được, văn học đối với con người nước Nga như một xu hướng và hơi thở của thời đại. Chúng thể hiện cái tôi cá nhân và bộc lộ rõ những bất công luân lý của xã hội.

Mỗi khi độc một quyển sách của văn học nước Nga ta như thấm nhầm những tư tưởng cũng như tình hình đất nước của họ lúc bây giờ. Điều này làm người ta nhớ đến câu chuyện của nhà văn Dostoevsky "Anh Em Nhà Karamazov". Bằng ngòi bút thiên tài của mình, Dostoevsky đã phản ánh tình trạng hỗn loạn xã hội của nước Nga nửa sau thế kỷ 19 qua sự tan rã và những bi kịch trong nhà Karamazov, cùng với đó là cuộc “tìm kiếm ý nghĩa tồn tại” ở những con người thuộc các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga, về những đau khổ vô lượng, và những con đường có thể giúp đưa tới hòa đồng xã hội.

anh-em-nha-karamazov-1632208488.jpg

Nhưng đâu đó ta vẫn thấy được trong văn học Nga là những áng văn trữ tình lãng mạng thể hiện những tình cảm nam nữ. Nhưng có thể do xã hội bất công và sự kỳ thị của con người trong thời điểm xa xưa. Chúng khiến những đôi nam nữ yêu nhau, nhưng không thể yêu nhau rồi nguyện hy sinh cho đến chết. "Sông Đông Êm Đềm" của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov đã miêu tả rất trữ tình, lãng mạng nhưng cũng không kém phần đau thường về những sự điều kỳ quặc trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.

Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết..

r-63-1632208488.jfif

Để rồi khi những dấu ấn lịch sử đã đi qua, những mất mát đau thương vẫn còn đó không có gì là có thể chữa lành vết thương của thời gian. Nhưng có lẽ tuyệt vời hơn lúc nào hết, văn học Nga chính là bàn tay xoa dịu nổi đau mất mát ấy. Từng tranh sách như ranh giới sống còn của chiến tranh, nhưng cũng chính những trang sách ấy mở ra hòa bình cho cả thế giới và Liên Bang Nga. “Chiến Tranh Và Hoà Bình” – đại tiểu thuyết của đại văn hào Lev Tolstoy – sớm vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để được thế giới thừa nhận là thiên tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại bởi những vấn đề lớn lao của cả nhân loại hiện lên sinh động và xúc động qua từng từ, từng câu bởi ngòi bút nghệ thuật trác việt của tác giả.

chien-tranh-va-hoa-binh-hop-3-tap-32787-800-32787-1632208488.jpg

Và sự lắng đọng trong những trang tiểu thuyết của đất nước Liên Xô vẫn còn mãi trong tâm trí của người đọc qua hàng ngàn thập kỷ. Mỗi dòng tiểu thuyết như thể hiện những quan niệm nhân sinh trào phúng của mọi thời kỳ văn học. Có lẽ người ta nói đúng, lãng mạng nhất vẫn là văn học Nga. Nhưng văn học Nga khác những tiểu thuyết hiện đại ở chỗ, chúng không mang bất kỳ sự ủy mị nào. Mà thay vào đó là sự lãng mạng từ những đời sống tình yêu nam nữ đầy những khát khao và kỳ vọng.

“Đêm Trắng” là tác phẩm lột tả rõ nhất những nét lãng mạng nhưng không kém phần chân thật này. Nhà văn Phedor Dostoievsky – một cây đại thụ trong văn học Nga thế kỷ thứ 19 như đang thổi hồn thơ vào mối tình thơ mộng trên dòng sông Neva.

Đêm trắng là khoảng thời gian mặt trời có mặt trên bầu trời lâu nhất trong năm, và đêm chỉ là một ranh giới rất mỏng, rất mơ hồ giữa hai khoảnh khắc hoàng hôn và bình minh đan xen kẽ vào nhau. Dostoievsky đã chuyển sự kỳ diệu, lãng mạn của khoảng thời gian này vào Đêm trắng – tác phẩm có sức lôi cuốn nhiều thế hệ bạn đọc trên thế giới.

Mặc dù cuốn tiểu thuyết chỉ có hai nhân vật, một người đàn ông 26 tuổi, tự gọi mình là một người mơ mộng. Nhân vật thứ 2 là cô gái Nachenka, mồ côi từ nhỏ, sống với một người bà mù lòa, thế giới của cô là một thế giới những ước mơ xen lẫn với những câu chuyện cổ tích bà kể. Hai người vô tình gặp nhau trong 5 đêm mùa hè đặc biệt. Cả hai được thoát ra khỏi thế giới cô độc của mỗi người, được chia sẻ, thương yêu và hiểu rằng cuộc đời thật là thú vị và hạnh phúc.

nhung-dem-trang-linhlinhvn-1632208488.jpg

Mỗi khi đọc đến văn học Nga người ta lại tò mò và muốn hiểu hết, biết được làm sao những nhân vật và tác giả tiểu thuyết lại có thể sống, chịu đựng trong suốt những thời kỳ đen tối của thời đại ấy. Vì trong những tác phẩm người đọc như hiểu được nổi lòng của từng nhân vật được dàn dựng và nói đúng hơn là nổi lòng của những tác giả.

Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” – Thép đã tôi thế đấy.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nen-van-hoc-nga-chien-tranh-va-hoa-binh-a4570.html