Khúc hát trên cây: Năng lượng tích cực giữa tâm dịch

Giữa những điều tiêu cực đang diễn ra trong tâm dịch hiện nay, khiến người không khỏi thấy bế tắt giữa những âu lo của cuộc sống. Nhưng bằng một phép màu nào đó, những lúc con người ta cảm thấy bi quan nhất, lại là khoảnh khắc lạc quan nhất. Vì trong cơn đại dịch như thế này, người ta lại muốn yêu thương nhiều hơn và muốn tỏa ra những năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.

Voltaire - Một nhà văn, sử gia và triết gia Pháp thời Khai sáng đã từng nói “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và trở thành tài sản của tất cả mọi người”. Từ đó ta thấy được những điều ta học được từ sách, chúng không những là kiến thức mà chúng còn là một nguồn năng lượng tích cực. Nếu chúng ta bắt gặp những nguồn năng lượng ấy, đừng vội ích kỷ giữ cho riêng ta, mà hãy lan tỏa chúng đến với tất cả mọi người xung quanh. Nếu như bạn vẫn còn đang chênh vênh và đi vào bế tắt cuộc đời, hãy đọc qua những quyển sách sau để có thêm năng lượng tích cực cho chính bản thân mình và cho người khác.

LGBT – Một quốc gia ẩn giấu

nhung-cuon-sach-chuyen-tai-nang-luong-tich-cuc-1-1631857870.jpg

Come-out không đơn giản là một câu nói thừa nhận mình là người đồng tính, song tính hay chuyển giới. Nó là thử thách đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp và tinh tế, không chỉ là tiếp cận tâm lý, cung cấp chính xác, đầy đủ và dễ hiểu về những kiến thức khoa học chính thống, mà còn là sự động viên, giải tỏa những định kiến, hoài nghi, thậm chí là tư tưởng thù địch với LGBT của các bậc phụ huynh. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, việc come-out chưa bao giờ là một điều dễ dàng.

Có thể thấy, trong cuốn sách của tác giả Hà Trung Hiếu một sự kết hợp độc đáo giữa sách khoa học tâm lý và mỹ thuật sáng tạo được xây dựng trong suốt hai năm.

Không mang đến những câu chuyện tình cảm lấy nước mắt người đọc, đây là một cuốn sách khoa học dễ hiểu dành cho phụ huynh của người đồng tính, song tính và chuyển giới, giúp xóa bỏ những định kiến và thông tin sai lệch về LGBT, cũng như hỗ trợ những người con, người em có thể hòa hợp với gia đình và người thân của mình.

Omoiyari – nghệ thuật đối nhân xử thế người Nhật

ph-t-h-nh-omoiyari-ngh-thu-t-i-nh-n-x-th-c-a-ng-i-nh-t1-1631857870.jpg

Erin Niimi Longhurst là nhà văn mang hai dòng màu Nhật-Anh. Tốt nghiệp Đại học Manchester với bằng Nhân chủng học xã hội, hiện cô là giám đốc tư vấn truyền thông xã hội và kỹ thuật số. Những cuốn sách của Erin thể hiện niềm đam mê của cô về ẩm thực và văn hóa Nhật Bản.

Cuốn sách được sự tổng hợp từ rất nhiều các tác giả khác nhau về những nền văn hóa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng cho người ta hiểu rằng cốt lõi của những giá trị mà từng nền văn hóa mang là gì. Vì sao chúng ta nên học cách đối nhân xử thế?

Omoiyari sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc những điều đó. Vì chúng chính là những sự trải nghiệm chân thật nhất về nghệ thuật đối nhân xử thế trong cuộc sống.

Tháo gỡ phép màu

thao-go-phep-mau-1631857870.jpg

Tác giả Julie Yip-Williams (1976-2018) là một phụ nữ Việt Nam gốc Hoa. Cô bị khiếm thị bẩm sinh và suýt bị tước đi mạng sống lúc 2 tháng tuổi bởi chính bà ruột của mình.

Tháo gỡ phép màu bắt đầu như một trang blog, gồm các bài viết dành cho các con cô. Dần dần, đây trở thành cuốn nhật ký của riêng tác giả, nơi phản ánh hành trình cuộc đời cô với đầy đủ những cảm xúc trung thực, sâu sắc, và cả cái nhìn thẳng thắn của cô về sự sống - cái chết.

Cuốn hồi ký của Julie Yip-Williams về cái chết vì ung thư chân thực đến mức tàn nhẫn. Cô nói ra tất cả mọi thứ, từ nỗi lo lắng và đau lòng khi bỏ lại hai đứa con cho đến những mô tả về các chức năng cơ thể dần suy giảm. Tác giả ghi lại những cảm xúc xấu xí do căn bệnh ung thư gây ra và cả những niềm vui, niềm hân hoan đáng ngạc nhiên mà một góc nhìn tích cực về cái chết có thể mang lại.

Cách kể chuyện khéo léo, chân thành nhưng cũng rất mạnh mẽ của Julie mang đến nhiều cảm hứng, khơi gợi nơi người đọc sự tự chiêm nghiệm để cảm thấy trân quý cuộc sống hơn. Julie viết bằng ngôn ngữ tự tin, viết không để gây ấn tượng với bất kỳ ai, song có một thông điệp nhất định phải truyền tải.

Khúc hát của cây

oip-1631857870.jfif

Lấy thiên nhiên làm nhân vật trung tâm, qua cuốn sách hay này, tác giả David George Haskell đã để các loài cây cất lên tiếng nói của mình về Trái Đất, con người và mối quan hệ phụ thuộc của đôi bên. Cây xanh đại diện cho linh hồn của rừng, cho thấy quy luật nhân quả về sự phát triển của các sinh vật trong vũ trụ.

Dưới góc nhìn sinh học, tự thân cây xanh đã mang vẻ đẹp thuần túy nhờ vào cấu trúc bên trong, cơ chế vận hành và sự liên kết của nó với các sinh thể tự nhiên khác.

Với ngòi bút đa tài của mình, tác giả David George Haskell, đã hóa thân thành từng nhân vật trong câu chuyện được kể để nói lên những quy luật tồn tại trong cuộc sống. Và chính những quy luật đó là thước đo để con người ta hiểu hơn về những mối quan hệ nhân sinh giữa người với người. Từ đó mà dần dần hoàn thiện chính mình.

Nhìn lại cuộc sống đẹp biết bao

nhin-lai-cuoc-song-dep-biet-bao-1-16227297712561881872336-101-0-901-1280-crop-16227297805831596967396-1631857870.jpg

Ông Chan Jae Lee và bà Kyong Ja An là một cặp vợ chồng người Hàn Quốc, có một con trai và một con gái. Năm 1981, ông bà nhập cư đến Brazil.

Tại đây, ông bà bắt đầu vẽ tranh và viết bài đăng lên Instagram Drawings For My Grandchildren để dành tặng cho các cháu của mình ở Hàn Quốc và New York. Mỗi bài đăng lại mang đến một bài học, chia sẻ một kỷ niệm và truyền tải một thông điệp cá nhân, xoay quanh những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.

Hiện tài khoản của hai ông bà thu hút được hơn 400.000 lượt theo dõi và đạt Giải Webby danh giá. Giờ đây, những bức tranh màu nước sáng tạo của ông Chan và những bài viết tình cảm của bà Marina được tập hợp trong cuốn sách đáng yêu này.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/khuc-hat-tren-cay-nang-luong-tich-cuc-giua-tam-dich-tu-a4548.html