1. Đu đủ
Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C.
Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Quả cam
Quả cam cùng với các loại quả nhóm cam quýt khác được biết là nguồn cung cấp dồi giàu vitamin C, đây được gọi là “trái cây mùa đông” vì nó là vũ khí lợi hại chống lại cảm cúm mùa lạnh.
Vitamin C trong cam vào khoảng 50mg cho 100g, được biết là giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, qua đó làm giảm nguy cơ ung thư. Trái cây họ cam quýt cũng cải thiện tuần hoàn máu, giảm thấp lượng cholesterol. Cũng nên nhớ là hiệu quả tốt hơn khi ăn trái cây so với chỉ uống nước ép.
3. Súp lơ
Trong số các loại rau thuộc họ cải, súp lơ xanh là loại rau chứa nhiều vitamin C nhất. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác bao gồm carotenoid lutein, zeaxanthin và beta-carotene cũng có nhiều trong loại rau này.
Hoa cải hay súp lơ tùy thuộc vào họ, nó cũng giống như bông cải xanh và cải Brussels. Nó chứa lượng vitamin C khoảng 46mg cho mỗi 100g. Súp lơ cũng chứa một vài hoạt chất chống ung thư, vitamin B (bao gồm cả folat) và vitamin K. Cũng giống như bông cải xanh và cải Brussels, cách tốt nhất để chế biến là luộc và hấp, nấu kỹ quá có thể làm mất đi chất dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo, cần cung cấp vitamin C hàng ngày khoảng 90mg ở nam và 75mg ở nữ, thậm chí một số chuyên gia còn khuyến khích liều 200 - 300mg mỗi ngày để được bảo vệ tốt hơn. Khi mà chưa có sự thống nhất về việc bổ sung vitamin C hàng ngày thì điều quan trọng là nên bổ sung vitamin này qua đường thực phẩm ăn vào.
4. Quả ổi
Ổi là một loại trái cây rất thơm ngon, đồng thời đây cũng là thực phẩm "vàng" cung cấp vitamin C cho cơ thể. Có thể nhiều người sẽ bất ngờ, thế nhưng ổi chính là loại quả có chứa nhiều vitamin C, thậm chí nhiều hơn vitamin C trong cam gấp nhiều lần. Cụ thể trong 100 gam ổi có tới 228mg vitamin C đấy nhé. Nếu bạn đang cần bổ sung vitamin C tự nhiên thì chắc chắn ổi sẽ là lựa chọn đầy lý tưởng đấy.
5. Quả lí đen
Lý chua đen hay còn gọi là quả lý đen, có tên khoa học là Blackcurrants, có nguồn gốc từ châu Âu. Quả lý đen có vị chua ngọt rất giàu Vitamin C, người xưa thường dùng để chữa viêm họng. Nó chứa hàm lượng Vitamin C gần 200mg/100gram, nó cũng rất giàu kali, chất chống oxy hóa và các flavonoid giúp làm giảm các hiện tượng viêm nhiễm. Nhất là trong nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây cũng là loại quả giàu chất kali.
6. Ớt Đà Lạt
Ớt Đà Lạt, đặc biệt là loại màu đỏ, là quả giàu chất vitamin C và lượng cao chất chống oxy hóa. Đối với loại ớt màu đỏ thì lượng vitamin C khoảng 140mg cho mỗi 100g, loại ớt màu xanh thì khoảng 80mg vitamin C cho mỗi 100g.
Khi nấu lượng vitamin C sẽ giảm thấp hơn. Đây là loại thực phẩm có lượng calo thấp và nguồn cung cấp dồi dào vitamin B6, sắt và kali.
7. Bông cải xanh
Hàm lượng Vitamin C có trong bông cải xanh vào khoảng 89mg/100gram. Nó được mệnh danh là loại “siêu thực phẩm” giúp ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ cho hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nó còn chứa Vitamin B, folat, carotenoid, beta-carotene, chất xơ, canxi và kẽm. Bông cải xanh nên được chế biến bằng phương thức luộc hoặc hấp để giữ lại được các chất dinh dưỡng.
Vì chứa các hợp chất trên, nên bông cải xanh được xem là loại rau giúp phòng ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả. Hơn hết nếu ăn nhiều bông cải xanh còn gây ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư.
8. Quả dâu tây
Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, hàm lượng Vitamin C có trong dâu tây vào khoảng 80mg/100gram. Thường thì dâu tây nên được ăn sống thì lượng Vitamin C sẽ được giữ lâu dài hơn và giá trị của chất chống oxy hóa cũng đạt mức cao nhất.
9. Quả kiwi
Quả kiwi không phải của Việt Nam, gần đây ta có thể tìm thấy nhiều ở quầy trái cây là do nhập khẩu. Theo các chuyên gia, quả kiwi nhỏ là một loại trái cây dinh dưỡng nhất thế giới, nó chứa lượng cao vitamin C vào khoảng 70mg cho mỗi 100g, chất kali, chất chống oxy hóa, axít béo omega-3.
Quả kiwi nên được ăn sớm khi nó chín và chỉ cắt ra trước khi ăn vì cắt ra để lâu sẽ làm giảm lượng vitamin C. Bạn có biết rằng quả kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng được biết như quả lý gai Trung Quốc (Chinese gooseberry) vào đầu thế kỷ 20, loại trái cây nhỏ này được giới thiệu và phát triển ở New Zealand, các nhà xuất khẩu này đổi tên nó thành kiwi, biểu tượng của quốc gia New Zealand là loài chim nâu không bay được (brown flightless bird).
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/9-loai-qua-giau-vitamin-c-ban-nen-biet-a4524.html