6 khu chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng với những khu chợ truyền thống đậm màu sắc dân tộc. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ, nhưng nét đẹp chợ truyền thống của dân tộc Việt Nam vẫn được gìn giữ cho đến tận ngày hôm nay. Có một số những khu chợ tại đất nước này còn có bề dày lịch sử lên đến hàng thập kỷ.

Chợ Bến Thành – Thành phố Hồ Chí Minh

20161021080849-cho-ben-thanh-gody-8-1631429006.jpg
Nguồn: Internet

Chợ Bến Thành là ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất trong các khu chợ ở Việt Nam. Chợ được xây dựng vào năm 1870, có tên gọi ban đầu là Les Halles Centrales và đổi thành Bến Thành vào năm 1912. Trải qua nhiều năm, chợ vẫn lưu giữ lối kiến trúc cổ xưa và là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Hồ Chí Minh. Năm 2013, chợ Bến Thành được xếp vào danh sách 5 chợ tốt nhất thế giới do báo USA Today bình chọn.

Chợ Bến Thành là biểu tượng của Thành phố mang tên Bác, nằm ở trung tâm quận 1. Với lịch sử hơn 100 năm, chợ Bến Thành ngày nay là trung tâm bán lẻ lớn nhất với đủ các loại hàng hóa từ bình dân đến cao cấp, từ các sản phẩm thông dụng hàng ngày đến các mặt hàng xa xỉ. Đến thăm chợ Bến Thành, du khách có thể mua được bất kì loại hàng hóa nào mà mình mong muốn, từ những đồ lưu niệm xinh xắn đến các mặt hàng độc đáo. Du khách cũng có thể ngắm nhìn các tiểu thương ăn mặc thời trang, có thể nói được nhiều ngoại ngữ. Và đặc biệt, du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn bản địa hấp dẫn tai đây như hải sản, bia đường phố, bò bía, hủ tiếu, v.v.

Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

r-2021-09-12t134226344-1631429006.jfif
Nguồn: Internet

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu vực phố cổ với phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân, phía tây là phố Đồng Xuân, phía nam là phố Cầu Đông và phía bắc là phố Hàng Khoai. Cổng chính của chợ nằm trên phố Đồng Xuân. Được xây dựng từ năm 1889 dưới thời nhà Nguyễn, Chợ Đồng Xuân không chỉ là khu mua sắm sầm uất lớn nhất ở Hà Nội mà còn là một địa danh lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Ngày 14/2/1947, chợ Đồng Xuân chính là nơi diễn ra trận đánh ác liệt nhất và là trận đánh lớn của quân, dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến.Chợ Đồng Xuân là một chứng nhân lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Vào chợ, du khách có thể mua nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, giày dép, vải vóc, các mặt hàng gia dụng. Thêm nữa, du khách cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn của đất Hà Thành như bún riêu ốc, bún chả kẹp tre, phở tíu, các loại chè, bún măng mọc tiết, v.v.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

e183541e-1631428993.jpg
Nguồn: Internet

Chợ nổi Ngã Bảy (còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp) là chợ nổi rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, được hình thành từ năm 1915 ở thị xã Ngã Bảy. Giống như tên gọi, chợ nằm ngay nơi giao nhau của bảy tuyến sông là Cái Côn, Mang Sá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu và Xẻo Dong. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân miền Tây sông nước. Đồng thời, chợ cũng là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Cũng giống như chợ Đồng Xuân và chợ Bến Thành, chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang là đặc trưng của miền sông nước này với lịch sử lâu đời. Thăm quan chợ nổi, du khách sẽ đươc trải nghiệm cảnh mua bán trên ghe thuyền với bạt ngàn trái cây, rau củ, và các đồ dùng sinh hoạt khác. Du khách cũng có thể thử cảm giác lênh đênh trên thuyền, uống ly cà phê sóng sánh, nghe câu vọng cổ, ngắm tà áo bà ba như những nét đẹp thi vị của nơi này.

Chợ đêm Sapa

myyen97-195703015714-cho-phien-sapa-1631429006.jpg
Nguồn: Internet

Chợ đêm Sapa hay còn gọi là chợ tình Sapa chỉ họp vào tối thứ 7 hàng tuần ở khu vực quảng trường trước nhà thờ đá. Chợ được xem là một không gian văn hóa độc đáo của người dân vùng Tây Bắc với sự tham gia chủ yếu của người Mông, người Dao

Không chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với những gian hàng thổ cẩm và các loại nông sản, đặc sản của vùng, chợ đêm Sapa còn có một loạt những khu ẩm thực với những xiên nướng thơm lừng bập bùng bên bếp lửa than hồng nằm song song với các gian hàng trong chợ.

Ngoài ra, với mục đích biến chợ đêm Sapa trở thành một điểm tham quan thú vị khi đêm về tại thị trấn giữa chốn núi rừng Tây Bắc đại ngàn, mọi người nơi đây còn tổ chức một loạt những hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu và trò chuyện nhằm mang đến một hình ảnh Sapa thật hiếu khách, thật hào sảng. Với những nỗ lực như thế, chợ đêm Sapa đã thật sự vươn mình trở thành một điểm đến mới lạ và đậm đà văn hóa, bản sắc của người dân tộc nơi chốn núi rừng Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và hoang sơ.

Chợ Đông Ba – Huế

oip-2021-09-12t134442364-1631429122.jfif
Nguồn: Internet

Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên “Quy Giả thị” (Chợ cho những người trở về). Tên chợ đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Theo sử sách, sau khi chợ Quy Giả bị đốt sạch, vua Đồng Khánh cho xây dựng chợ Đông Ba năm 1877. Đến 1899 vua Thành Thái cho xây dựng lại tại vị trí như hiện nay, lấy tên cũ là Đông Ba, đánh dấu bước phát trển mới của chợ. Năm 1967 chính quyền Sài Gòn cho phá chợ cũ và dựng lại theo kiến trúc nhưng thi công dở dang thì dừng lại. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được nâng cấp cải tạo lại với quy mô như hiện nay. Chợ ban đầu có tên là “Đông Hoa” do gần cửa Chánh Đông, tuy nhiên do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa – mẹ vua Thiệu Trị nên Đông Hoa đổi tên thành một âm có cùng chữ viết là “Đông Ba”.

Trải qua hơn 100 năm, chợ vẫn tồn tại gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Không chỉ là nơi bán buôn huyên náo, chợ còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của người dân đất Cố đô.

Các món mà bạn nên thưởng thức là cơm hến, chả tôm, bánh khoái, bánh bột lọc, v.v. Và đừng quên thưởng thức một bát chè Tuần, chè Truồi nấu với gừng tươi, hoặc ly chè sen, cốc nước hoa quả nguyên chất nữa nhé.

Chợ đêm Hội An – Quảng Nam

r-2021-09-12t134508272-1631429122.jfif
Nguồn: Internet

Chợ đêm Hội An họp trên đường Nguyễn Hoàng từ 17h đến 23h với khoảng 50 gian hàng bày bán đủ loại hàng lưu niệm và các món ăn bản địa hấp dẫn. Bạn có thể vừa ngắm đèn lồng lung linh sắc màu, chìm trong không gian văn hóa đặc trưng của nơi này, vừa có thể thưởng thức các món ăn đậm chất địa phương như Mỳ Quảng, hến xúc bánh tráng, chè hạt sen, bát tào phớ mát lạnh thoang thoảng mùi thơm của gừng. Bạn cũng có thể thưởng thức các tiết mục diễn xướng dân gian bài chòi hay dạo bộ ngắm dòng người qua lại tấp nập dưới ánh đèn lồng lung linh từ các dãy nhà soi chiếu.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/6-khu-cho-co-lich-su-lau-doi-nhat-viet-nam-a4515.html