Cơ hội gia nhập nền công nghệ 4.0
Việc học “Online” hay học trực tuyến thông qua Internet, từ lâu đã là mô hình giáo dục được rất nhiều các quốc gia phát triển áp dụng cho ngành giáo dục khi dịch bệnh xảy đến. Đây cũng là một sự phát triển đột phá trong ngành giáo dục. Vì đa số việc học “Online” các em không cần đến trường, mà vẫn có thể thu nạp kiến thức từ thầy cô. Việc học trực tuyến như vậy, giảm đi rất nhiều các rủi ro đối với cả phụ huynh và học sinh, lẫn nhà trường. Các em học sinh có thể tránh được các tệ nạn xã hội từ các vấn đề môi trường xung quanh, ba mẹ các em học sinh thì dễ dàng kiểm soát con hơn thông qua việc học tại nhà, các thầy cô giáo dễ dàng phát huy các thế mạnh từ chuyên môn của mình để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh thông qua các phần mềm dạy trực tuyến.
Việc học “Online” như hiện này, đang là xu hướng toàn cầu. Bởi việc học trực tuyến các em học sinh sẽ dễ dàng tiếp xúc với nền công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo một cách dễ dàng hơn, không bị tuột hậu so với các quốc gia khác. Hơn hết việc học Online còn giúp các em học sinh có thêm nhiều kỹ năng sử dụng các phần mềm học tập tiện ích từ đó mà phát triển toàn diện bản thân.
Học trực tuyến cũng đang giảm bớt gánh nặng cho các em học sinh về vấn đề sách tập. Các em không cần mang quá nhiều sách khi đến trường hoặc trong quá trình học trực tuyến. Bởi hiện nay, Bộ GD&ĐT đã phổ biến các trang web sách giáo khoa cho tất cả các phụ huynh học sinh, để các em có thể đọc sách “Online” trên các thiết bị điện tử. Điều này cũng là một giải pháp tích hợp đối với các em học sinh trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội.
Thách thức đối với gia đình và nhà trường
Hiện nay, có một số phụ huynh vẫn không thể trang bị các thiết bị điện tử để có thể học “Online” từ các chương trình của nhà trường. Vì không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện để có thể trang bị cho con em mình một chiếc laptop hoặc điện thoại để học “Online”. Chưa dừng lại ở đó, các em học sinh tại các vùng sâu vùng xa, việc đưa Internet vào nơi các em sinh sống là còn hạn chế. Mặc dù mạng 3g hoặc 4g đã được phủ sóng trên khắp tất cả các tỉnh thành, nhưng cước phí để các em có thể đăng ký mạng di động cho một buổi học “Online” là rất cao.
Chưa dừng lại ở đó, nếu cứ để các em học sinh mãi tiếp xúc với màn hình ánh sáng xanh trong thời gian từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày là không thể. Vì đôi mắt trẻ không thể cứ chăm chú nhìn mãi vào màn hình được, đặc biệt là nhìn vào những chiếc điện thoại có màn hình cực nhỏ.
Không phải các em học sinh và gia đình mới là người gặp nhiều khó khăn, những thầy cô giáo đứng lớp cũng gặp rất nhiều các vấn đề trở ngại trong việc dạy và học “Online”. Mặc dù các thầy cô rất nhiệt tình và hứng thú trong quá trình dạy “Online”, nhưng giáo viên không thể nào khiến cho các em trở nên thích thú trong việc dạy học trực tuyến. Các thầy cô thì cứ thao thao bất tuyệt giảng dạy nhưng do học tại nhà nên các em dễ chìm vào giấc ngủ.
Ngoài ra để tiếp cận và thành thạo sử dụng các phần mềm dạy và học trực tuyến, các thầy cô cần có thời gian để học tập mới có thể đưa vào giảng dạy. Nên việc dạy học “Online” trong thời điểm này, khiến các thầy cô không thể hòa nhập và thích nghi kịp thời với môi trường giảng dạy mới. Có một vài tình huống, các thầy cô đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, khi không biết sử dụng các chức năng trên phần mềm dạy học “Online” từ đó mà không thể truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.
Dẫu biết việc học trực tuyến đem đến rất nhiều các khó khăn và thách thức cho cả gia đình, nhà trường và các em học sinh. Nhưng trong thời buổi dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay, để đối mặt, chúng ta cần học cách thích nghi tốt đối với mọi tình huống. Việc thích nghi này, sẽ khiến cho việc dạy và học giữa trò và các thầy cô giáo được dễ dàng hơn trong thời gian sau này. Và hơn hết là phát triển ngành giáo dục với nền công nghệ hiện đại 4.0.
Hoàng Trường
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/hoc-online-thach-thuc-hay-co-hoi-doi-voi-hoc-sinh-cap-thap-a4455.html