Theo đóó, 13 nhóm đối tượng không cần giấy đi đường:
Nhóm thứ 1 là người đi tiêm vaccine có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm CMND/CCCD.
Nhóm thứ 2 là cán bộ, nhân viên y tế có thẻ của ngành y tế, hoặc giấy đi đường do thủ trưởng đơn vị cấp.
Nhóm thứ 3 là nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh; mặc đồ bảo hộ y tế hoặc quần áo y tế khi di chuyển trên đường.
Nhóm thứ 4 là người đi xét nghiệm Covid-19 như: Người chuẩn bị đi du học; người có hộ chiếu; người xuất cảnh cần xuất trình mã code vé máy bay trong vòng 3 ngày; tài xế đi xét nghiệm để làm thủ tục “luồng xanh”.
Nhóm thứ 5, các xe tải hoặc bán tải vận chuyển sách, vở học sinh (xuất trình giấy tờ chứng minh, hóa đơn, hợp đồng mua hàng với các trường, cơ quan giáo dục...).
Nhóm thứ 6 là xe chở lương thực, thực phẩm thiết yếu chưa có mã QR, nhưng có giấy đi đường tạm thời do Phòng CSGT TP.HCM in, ký cấp giấy.
Nhóm thứ 7 là các cá nhân, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế... phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Nhóm thứ 8 là nhân viên vận chuyển gas lưu thông trong phường hoặc phường liền kề với yêu cầu: Chở theo bình gas loại 12 kg trở lên, có giấy bán hàng, địa chỉ giao hàng và địa chỉ cửa hàng.
Nhóm 10, shipper giao hàng chỉ được hoạt động trong địa bàn quận, huyện, TP Thủ Đức và có nhận diện theo quy định.Nhóm thứ 9 là nhân viên vệ sinh môi trường thu gom rác (mặc áo phản quang; có giấy tờ chứng minh về địa điểm thu gom rác hoặc đi cùng xe chở rác).
Nhóm 11 là thân nhân bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện được cho qua 1 người khi chứng minh quan hệ với bệnh nhân, di chuyển phù hợp tuyến đường từ nhà đến bệnh viện...
Nhóm 12, cán bộ công nhân viên, người lao động, hỗ trợ phòng chống dịch, tình nguyện viên, thiện nguyện viên… phải có giấy đi đường do công an cấp (giấy do công an phường, xã cấp chỉ đi trong quận, huyện). Giấy đi đường do PC08 cấp được sử dụng hai dấu mộc tròn của Phòng PC08 - dấu to và dấu nhỏ.
Nhóm 13, cán bộ, công nhân viên chức các sở ban ngành có đồng phục, công nhân viên dịch vụ công ích thì mặc đồng phục ngành. Các sở ban ngành không có đồng phục thì mặc áo nhận diện TP cấp.
Công an TPHCM cho hay những trường hợp trên không cần xuất trình giấy đi đường nhưng phải quét mã QR khai báo y tế bằng phần mềm do Bộ Công an quản lý. Riêng đối với xe chở nhân viên cơ quan, doanh nghiệp không được cấp mã QR thì một người ngồi trên xe phải có giấy đi đường chứng minh cùng cơ quan, công ty, doanh nghiệp theo quy định.
Trường hợp này, cán bộ kiểm tra mã khai báo y tế và số người trên xe không vượt quá một nửa số chỗ ngồi đối với xe từ 12 chỗ trở lên.
Lực lượng công an, quân sự mặc quân phục được phép di chuyển toàn thành phố để thực thi công vụ.
Riêng lực lượng mặc thường phục phải có giấy giới thiệu hoặc giấy phân công công tác của thủ trưởng đơn vị hoặc thẻ ngành hoặc giấy đi đường. Giấy đi đường do Sở Ngoại vụ (mã 7A, 7B) cấp vẫn được sử dụng. Ưu tiên xe của công an, quân sự, y tế và các xe được PC08 cấp phù hiệu nhận diện.
Song, lực lượng có nhiệm vụ kiểm tra mã QR khai báo y tế bằng phần mềm quản lý công dân vùng dịch của Bộ Công an theo quy định... Nếu người đi đường không khai báo bổ sung thì thu hồi giấy đi đường.
Cán bộ kiểm tra phải đối chiếu đối tượng cấp giấy, mục đích sử dụng giấy và người lưu thông. Nếu sai đối tượng, mục đích được cấp giấy thì lập tức thu hồi, báo cáo về Công an TPHCM.
Ngoài ra, Công an TPHCM quy định trong thời gian từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau, những trường hợp là cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; ngành hàng không - sân bay; hoa tiêu hàng hải; vệ sinh môi trường đô thị, lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng giao thông... được tạo điều kiện lưu thông khi xuất trình giấy đi đường; giấy xác nhận phân công công tác./.
Duy Thanh (t/hh)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/tphcm-bo-sung-13-nhom-doi-tuong-khong-can-giay-di-duong-trong-thoi-gian-siet-chat-gian-cach-a4424.html