Vì sao Content của bạn không thu hút người đọc?

Đứng trước xu hướng Marketing đang thay đổi từng ngày từng giờ, bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đáp ứng 360 độ để bắt kịp được tâm lý khách hàng. Để gây ấn tượng với các khách hàng mục tiêu trong ngành, thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần có là một Content sáng tạo.

Bên cạnh những Content sáng tạo thu hút đến từ vị trí các công ty Agency, vẫn còn rất nhiều các Content gây chán nản và “kém duyên” trong mắt người đọc. Vậy làm sao để tạo ra một Content thu hút người xem?

1. Tiêu đề và mở bài cần ấn tượng người xem

lead-your-customers-to-your-best-online-content-heres-how-1-1628573151.jpg

Có thể nói tiêu đề chính là thứ người xem quan tâm nhiều nhất. Nên bạn hãy cố dùng hết những gì cốt lỗi vào phần tiêu đề. Tiêu đề cần sáng tạo, lôi cuốn, bắt kịp xu thế hiện nay và quan trọng hơn hết là phải nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Hơn hết, tiêu đề của bạn phải có một vị trí vàng nhất định, bạn hãy khiến chúng nằm trên một đường thẳng và chỉ cùng một dòng. Nếu chúng bị rơi xuống hàng thứ hai hoặc thứ ba, Content của bạn sẽ không chú ý được người xem nữa. Lưu ý rằng, nếu banner của bạn treo ở các trạm dừng chân, người đi đường chỉ có thể lướt ngang qua chúng trong khoảng 2s. Nên họ chỉ có thể đọc được một hàng từ tiêu đề. 

Gợi ý: Nên có những con số, sử dụng câu hỏi, tính từ, động từ, có cảm xúc…

2. Ngắn gọn xúc tích

Những Content bạn tạo ra cần ngắn gọn và tránh sự lan man dài dòng. Bạn đừng lầm tưởng việc viết Content cũng như viết văn. Vì nếu bạn viết quá dài sẽ sinh ra tâm lý chán nản cho người đọc.

Mỗi khi người xem muốn đọc bài của bạn nghĩa là họ đang tìm kiếm một nhu cầu nào đó như: mua hàng, khuyến mãi… Bạn cần đánh thẳng vào các nhu cầu đó, tránh dài dòng.

3. Viết một cách chi tiết

Trước khi bạn muốn truyền tải một nội dung nào đó, bạn cần suy nghĩ xem thông điệp muốn gửi đến cho người xem là gì và người muốn đọc nội dung của bạn là ai. Từ đó mà điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng.

Ngoài ra, người đọc không thể bị thuyết phục bởi những câu chung chung như: “Sản phẩm này rất tốt, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chất lượng cao, hiệu quả nhanh chóng”. Ở đây lý lẽ đưa ra không có căn cứ, số liệu nào cụ thể.

Gợi ý: Làm rõ giá trị mà sản phẩm mang lại như: Tiết kiệm bao nhiêu thời gian? Giá tốt là tốt như thế nào, thấp hơn bao nhiêu % so với giá thị trường? Nhanh là bao lâu? Sản phẩm được làm từ chất liệu gì?…

4. Luôn khác biệt

r-2021-08-10t122452959-1628573152.jfif

Việc bạn dựa theo lối món cũ kỹ từ ngàn xưa sẽ không thể nào thu hút người xem. Cũng như bạn biết đó, nếu như ăn một món ăn quá nhiều lần sẽ sinh ra tâm lý ngán ngẫm. Vậy tại sao bạn không thử sáng tạo đột phá, gây tò mò cho người xem

Gợi ý: Bạn có thể tham khảo các công thức viết Content: AIDA, FAB, GARY HALBER, AIDPPS, 3S… Đặc biệt là nên lập dàn ý trước khi viết, linh hoạt thay đổi qua từng bài viết.

5. Cung cấp thông tin chính xác

Không xác định được đâu là thông điệp chính của bài, kể lể hàng loạt lợi ích nghe có vẻ đa năng nhưng không biết cái nào là nổi bật. Thay vì bài nào cũng như bài nào, kể ra 5 lợi ích hay tính năng của phần mềm A, hãy chia nhỏ thành các angle khác nhau, mỗi bài tập trung giải quyết 1 vấn đề.

Gợi ý: Càng chia nhỏ càng có thể phân tích sâu và thuyết phục.

6. Viết đúng chính tả

Đây được xem là một việc gây “dị ứng” cho thế hệ gen Z hiện nay, họ thường xuyên bắt lỗi các doanh nghiệp về việc viết đúng hay sai chính tả. Cho dù Content của bạn có hay đến đâu, nhưng việc sai chính tả sẽ là một ấn tượng không tốt.

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Là người làm việc với con chữ, hãy thận trọng và chịu trách nhiệm với điều mình viết ra.

Gợi ý: Hãy đọc sách nhiều, đọc kỹ sau khi viết, từ nào không chắc thì tra Google, cài phần mềm kiểm tra chính tả trên máy tính để cảnh báo khi có từ viết sai.

7. Tránh lỗi dùng từ

oip-2021-08-10t122530110-1628573151.jfif

Lỗi này gặp phải là do sự hiểu biết chưa tỏ tường hoặc tâm lý “dễ dãi” trong cách dùng từ; do không hiểu chính xác nghĩa của từ, diễn đạt nhẹ thì chưa đúng ý, nặng thì sai lệch hoàn toàn. Điều này đúng với câu “sai một ly, đi một dặm”. Ngoài ra, một lỗi phổ biến là “lặp từ”, quá nhiều từ giống nhau trong 1 câu hoặc những câu gần nhau.

Gợi ý: Hãy khắc phục bằng cách dùng từ thay thế: đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc khó quá không nghĩ ra từ gì thay thế thì chọn các diễn đạt khác.

8. Chú ý câu từ, chủ ngữ, vị ngữ

Đồng ý là Content cần có sự gọn gàng và xúc tích. Tuy nhiên, bạn không thể viết một câu không có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Đọc nội dung đó, sẽ khiến người ta dễ dàng cảm thấy khó chịu và câu từ mà bạn viết ra hoàn toàn không có nghĩa

Gợi ý: Đọc lại Ngữ pháp tiếng Việt (câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu rút gọn).

9. Cần có sự logic

Đây là lỗi này nhiều bạn mắc phải vì chưa biết cách sắp xếp ý nào trước, ý nào sau. Có bạn thì sau headline là đi thẳng tới thân bài và kết mà không có phần dẫn dắt, có bạn viết xong lửng lơ không có kết luận hay CTA gì, cũng có bạn cùng một ý mà lặp lại 2-3 lần. Hoặc có bạn cóp nhặt trên mạng, “xào nấu” xong chả thèm sắp xếp lại cho logic, nên mọi thứ cứ rời rạc, đoạn trước đoạn sau chả liên quan gì đến nhau.

Gợi ý: Trừ những bài viết có dụng ý đặc biệt như một cú twist bất ngờ, bạn có thể viết theo trình tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, quan trọng – ít quan trọng, gần – xa, đảo ngược… Ngoài ra, hãy sử dụng các từ nối như: Vì vậy, cho nên, tuy nhiên, thật ra thì, rõ ràng là…

Viết xong, bạn nhớ đọc lại thật kỹ xem các nhóm nội dung gần giống nhau đã xếp gần nhau chưa; đọc lần lượt các ý, đừng đọc một cách tùy ý. Người viết cần hiểu và biết cách sử dụng phép phân tích hoặc tổng hợp, có luận cứ – luận chứng rõ ràng.

10. Văn phong phù hợp

Điều này rất quan trọng. Khi viết Content Facebook, bạn cần biết mình đang viết cho ai và dùng ngôn ngữ sao cho phù hợp. Văn phong cần bám sát tính cách thương hiệu và đối tượng hướng đến. Hãy xác định rõ giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, đẳng cấp của người đọc.

Gợi ý: Nếu bạn viết sản phẩm B2B cho đối tượng M-Level, C-Level, D-Level thì đừng sử dụng giọng văn non nớt, đùa vui thiếu nghiêm túc, bắt trend nhí nhảnh, mà thay bằng sự chắc chắn, chững chạc, tin cậy, hiểu biết. Khi viết cho mẹ và bé thì cần nhẹ nhàng, tình cảm. Viết sản phẩm cao cấp thì nên có một bộ sưu tập ngôn từ “sang chảnh, đẳng cấp”, không đưa văn nói vào văn viết, câu quá cục súc hay kêu gọi hành động “Giảm giá nè”, “Mua ngay đi”. Cùng là thời trang nữ, nhưng trang phục công sở sang trọng phải khác với thời trang tuổi teen.

11. Luôn tạo điểm nhấn

r-2021-08-10t122500390-1628573151.jfif

Nếu như bạn viết một Content theo dạng bình thường thì chẳng thế nào, bạn có thể thu hút người xem. Trong mỗi nội dung, bạn cần có điểm nhấn riêng cho mình. Chúng vừa giúp bạn định vị được nội dung mà còn truyền tải đi một cách nhanh chóng. Để làm được việc này bạn cần bắp kịp những xu hướng của hiện nay. 

12. Trình bày logic

Trình bày xấu ở đây nghĩ là giao diện của bài Content Facebook (chỉ tính riêng phần text) quá cẩu thả hoặc quá màu mè. Ngoài phần ý nghĩa thì phần dễ đọc, dễ nhìn cũng rất quan trọng, nó cũng tạo nên cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực với người đọc. Bài viết có quá nhiều icon tạo cảm giác rẻ tiền, trẻ con, thiếu chuyên nghiệp. Bài viết quá nhiều chữ, đoạn quá dài khiến người đọc khó chịu và lướt qua vì không đủ kiên nhẫn nắm bắt ý chính.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/vi-sao-content-cua-ban-khong-thu-hut-nguoi-doc-a4257.html