9 điều nên biết về biến thể Delta bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới

Những đặc điểm mới của biến thể Delta đã khiến cuộc chạy đua chống lại Covid-19 trên toàn cầu trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.

photo1628072503268-1628072503559735802979-1628140325.jpeg

Tại Trung Quốc, biến thể virus Delta đã vượt qua các "bức tường lửa" để len lỏi và bùng phát tại nước này khiến cho chính quyền không kịp trở tay.

Chiều 3/8, tỉnh Giang Tô tổ chức họp báo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trước tình hình diễn biến phức tạp.

Ông Zhou Minghao, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tô, TQ đã thông báo về tình hình dịch bệnh mới nhất. Tính đến 24 giờ ngày 2 tháng 8, tỉnh Giang Tô đã báo cáo tổng cộng 327 trường hợp được xác nhận tại Sân bay Quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh và các vấn đề dịch bệnh liên quan.

Vào ngày 27/7 trước đó, Ông Ding Jie, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Kinh báo cáo rằng, đánh giá từ các trường hợp đã xác nhận nhiễm Covid-19, chủng virus hiện tại gây ra dịch Nam Kinh chính là biến thể Delta.

Vào ngày 3 tháng 8, Ông Li Tao, Phó tổng thư ký của chính quyền thành phố Vũ Hán, thông báo rằng việc xét nghiệm axit nucleic cho tất cả các nhân viên sẽ được triển khai nhanh chóng. Một đội y tế hơn 200 người do bệnh viện Tongji tổ chức đã thu thập 7.010 mẫu axit nucleic tại cộng đồng ở Vũ Hán.

Đây là đợt dịch nội địa thứ hai do biến thể Delta gây ra. Trong đợt dịch vừa qua tại Quảng Châu, thành phố này đã ghi nhận tổng số 153 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 146 trường hợp được xác nhận và 7 trường hợp không có triệu chứng, bắt đầu từ ngày 21/5.

Một tháng sau khi dịch bệnh ở Quảng Châu lắng xuống, vào ngày 20 tháng 7, Nam Kinh thông báo rằng 9 trường hợp dương tính đã được phát hiện tại sân bay Lộc Khẩu. Kể từ đó, các trường hợp dương tính đã được báo cáo ở nhiều nơi.

Tính đến ngày 3/8, theo thống kê chưa đầy đủ của tờ Thời báo Sức khỏe, chỉ trong nửa tháng, đã có tổng cộng 16 tỉnh báo cáo các trường hợp mới được xác nhận.

Trong số đó, những nơi đã đưa ra kết quả giải trình tự gen của các mẫu dương tính, và đã xác nhận hoặc xác nhận sơ bộ rằng chủng vi khuẩn được xác nhận tại địa phương là biến thể Delta.

Vì sao Covid-19 biến thể Delta bùng phát mạnh mẽ tại 132 quốc gia và khu vực: 9 điều cần biết - Ảnh 2.

9 điều cần biết về biến thể Delta

1, Dòng virus biến thể Delta được phát hiện đầu tiên ở đâu?

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020. Chủng đột biến này được WHO đặt tên là B.1.617 và được đặt tên với chữ cái Hy Lạp là δ (Delta) vào ngày 31 tháng 5 năm nay.

2, Mức độ ảnh hưởng của Virus Delta trên phạm vi toàn cầu?

Tổ chức Y tế Thế giới ngày 28/7 cho biết virus biến thể Delta đã lây lan đến 132 quốc gia và khu vực. Biến thể Delta gây ra các ca nhiễm trùng nghiêm trọng nhất ở Vương quốc Anh và Ấn Độ. Gần 90% các trường hợp mới được xác nhận ở hai quốc gia này là do Delta gây ra.

3, Biến thể Delta trở thành chủng đột biến mạnh nhất như thế nào?

Tại cuộc họp báo thường kỳ của WHO về bệnh Covid-19 được tổ chức vào ngày 16 tháng 4 năm nay, Maria Van Kokhoff, giám đốc kỹ thuật của dự án khẩn cấp y tế của WHO, nói rằng virus "đột biến kép" được tìm thấy ở Ấn Độ mang đột biến E484Q và L452R.

Đặc điểm này làm cho chủng đột biến Delta có đặc điểm lây truyền mạnh, thời gian ủ bệnh ngắn, tải lượng virus cao, bệnh phát triển nhanh, tỷ lệ bệnh nặng cao, có hiện tượng "trốn thoát" miễn dịch.

Tạp chí Nature của Mỹ dẫn một nghiên cứu từ Trung Quốc ngày 27/7 cho biết "nồng độ của các hạt virus trong cơ thể người bị nhiễm virus Delta cao gấp khoảng 1.000 lần so với chủng virus mới ban đầu".

Vì sao Covid-19 biến thể Delta bùng phát mạnh mẽ tại 132 quốc gia và khu vực: 9 điều cần biết - Ảnh 4.

4, Các triệu chứng sau khi bị nhiễm biến thể Delta là gì?

Các triệu chứng không điển hình trở thành ấn tượng đầu tiên về chủng Delta xuất hiện ở các nhân viên y tế.

Theo ông Qiu Haibo, một chuyên gia từ Nhóm công tác Giang Tô về Cơ chế Phòng ngừa và Kiểm soát chung của Quốc vụ viện Trung Quốc, Phó hiệu trưởng Đại học Đông Nam, TQ và là một chuyên gia về y học chăm sóc nguy kịch cho biết rằng, không giống như các triệu chứng ban đầu là sốt và không có nước mũi, sau khi bị nhiễm biến thể Delta, các triệu chứng ban đầu có thể chỉ biểu hiện như mệt mỏi, hoặc khó tiêu, hoặc đau cơ nhẹ. Vì vậy, có nghĩa là các triệu chứng của biến thể Delta rất không điển hình".

Các báo cáo phân tích cho thấy nhiều trường hợp bị sổ mũi, đỏ mắt, tiêu chảy và đau bụng trước khi chẩn đoán nhiễm Covid-19, họ đã mua thuốc uống để điều trị.

5, Phương thức lây truyền của biến thể Delta có thay đổi không?

Chuyên gia Feng Zijian, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã phát biểu tại một cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng do Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát chung của Quốc vụ viện TQ tổ chức vào ngày 31 tháng 7 rằng phương thức lây truyền của biến thể Delta không thay đổi, và nó vẫn "bay" qua đường hô hấp, truyền qua nước bọt/chất tiết, tiếp xúc với chất ô nhiễm chứa virus, truyền qua không khí chứa virus hoặc qua sol khí chứa virus.

Đặc biệt là ở trong nhà, không gian nhỏ và thông gió kém, nếu người bệnh ho, hắt hơi sẽ hình thành các hạt bài tiết đường hô hấp rất nhỏ, bay lơ lửng trong không khí, người khác hít phải có thể gây lây nhiễm.

Thậm chí khi người bệnh thải virus ra không khí, sau khi họ rời khỏi không gian này, trong một thời gian nhất định vẫn sẽ có virus trong không khí, người khác tiếp xúc với môi trường không khí đó sẽ bị virus xâm nhập vào và bị nhiễm bệnh.

Vì sao Covid-19 biến thể Delta bùng phát mạnh mẽ tại 132 quốc gia và khu vực: 9 điều cần biết - Ảnh 5.

6, Biến thể Delta thích môi trường nào nhất?

Môi trường trong nhà kín là nguồn lây truyền virus chính. Trong những chuỗi lây truyền ở Trung Quốc được ghi nhận cho đến hiện tại đều có đặc điểm này.

Viện sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) đã nhấn mạnh nhắc nhở trong bài phát biểu của ông về "Tình trạng hiện tại và nhận định về dịch bệnh Covid-19" ở Quảng Châu rằng vì chủng Delta có lượng virus cao và khí thở ra có độc tính cao, bạn phải đeo khẩu trang ở những nơi có số lượng người đông và thông gió kém.

7, Biến thể Delta sẽ lại đột biến tiếp nữa hay không?

Theo một bài báo đăng trên trang web của tờ India Today vào tháng 6, biến thể Delta tiếp tục biến đổi thành biến thể Delta Plus (Delta +) hoặc "AY.1".

Biến thể Delta Plus tương tự như chủng Delta ban đầu, nó được hình thành do đột biến của protein đột biến trong biến thể Delta. Đột biến mới này được đặt tên là "K417N", giúp virus xâm nhập và lây nhiễm sang tế bào người.

Kênh Kinh doanh và Tin tức Tiêu dùng Hoa Kỳ (CNBC) ngày 24/6 đưa tin, biến thể Delta Plus có 3 đặc điểm đáng lo ngại: tăng khả năng lây nhiễm, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể tế bào phổi, và có thể giảm phản ứng kháng thể với tế bào nhân bản.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, cơ quan phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc ngày 3/8 thông báo rằng ca bệnh đầu tiên được xác nhận là Delta Plus đã được tìm thấy ở nước này. Trong hai trường hợp, một bệnh nhân là nam giới 40 tuổi, không có tiền sử đi du lịch nước ngoài, bệnh nhân còn lại là người nước ngoài nhập cảnh.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, Delta Plus là một chủng đột biến được hình thành do đột biến thêm của chủng đột biến Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Nó có khả năng lây nhiễm cao hơn Delta.

Vì sao Covid-19 biến thể Delta bùng phát mạnh mẽ tại 132 quốc gia và khu vực: 9 điều cần biết - Ảnh 6.

8, Biến thể Delta có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19 không?

Một bài báo đăng trực tuyến trên "Tuần báo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (bản tiếng Anh)" vào ngày 12 tháng 6 đã phân tích tác động của việc tiêm chủng đối với các trường hợp bị nhiễm Covid-19 biến thể Delta.

Tờ báo tiết lộ rằng trong số ba trường hợp nhiễm biến thể Delta được xác nhận, hai trường hợp đã được tiêm phòng trước đó và một trường hợp chưa được tiêm phòng.

So với các trường hợp chưa tiêm vắc xin, các trường hợp đã tiêm vắc xin có 3 đặc điểm: thời gian từ khi chẩn đoán đến khi sản sinh kháng thể dương tính ngắn, giá trị CT cao, thời gian nằm viện ngắn.

9, Vắc xin Trung Quốc có hiệu quả chống lại đột biến Delta không?

"Hiệu quả và rất an toàn." Vào ngày 31 tháng 7, Viện sĩ Chung Nam Sơn đã trả lời rõ ràng trong bài phát biểu của mình về "Tình hình hiện tại và nhận định của dịch bệnh Covid-19". Theo ông, dựa trên nghiên cứu về sự bùng phát của biến thể Delta ở Quảng Châu vào tháng 5 năm nay, kết quả đã chứng minh rằng vắc xin nội địa Trung Quốc có khả năng bảo vệ.

Thống kê sơ bộ của nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin đối với các trường hợp nặng là 100%, và tác dụng bảo vệ đối với các trường hợp trung bình, nhẹ và không có triệu chứng lần lượt là 76,9%, 67,2% và 63,2%. Kết quả nghiên cứu liên quan về thông tin này ông Sơn nói rằng sẽ được công bố sau.

*Nhan đề bài viết do Sống Khỏe Plus đặt lại

Vân Hồng/TQ

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/9-dieu-nen-biet-ve-bien-the-delta-bung-phat-manh-me-tren-toan-the-gioi-a4223.html