Những bộ phận nào của tôm tuyệt đối không được ăn?

Tôm là một loại hải sản rất gần gũi đối với người tiêu dùng. Nó góp mặt trong rất nhiều những món ăn đặc sắc của dân tộc ta. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào trên tôm ta cũng có thể ăn được. Bởi theo các chuyên gia, chúng ta không nên ăn đầu tôm, chỉ tôm cũng như là vỏ.

Theo ThS. Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trong 100g tôm chứa 17-20g protein và nhiều vitamin khoáng chất khác như selen, vitamin B12, omega-3, canxi giúp tái tạo năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương khớp, tim mạch. Tuy nhiên, đối với thực phẩm giàu dinh dưỡng này không phải bộ phận nào cũng nên ăn.

Đầu tôm

nguy-co-nhiem-doc-tu-viec-an-dau-tom-2-800x450-1628060935.jpg

Các bạn thường cho rằng, con tôm ngon nhất là phải ăn phần đầu. Vì phần đầu chứa nhiều gạch, ăn vào sẽ bổ sung các chất đạm và nguồn protein dồi dào.

Tuy nhiên đầu tôm là nơi chứa nhiều tạp chất của chính nó. Bởi nếu khi, bạn mua tôm được nuôi không thể nào tránh khỏi trường hợp người bán tiêm thuốc tăng trưởng vào đầu tôm, để chúng được xanh và chắc thịt hơn.

Đặc biệt "Không nên ăn đầu tôm, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì nơi đây chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa gây ảnh hưởng sức khỏe" - bác sĩ Khuê Tường khuyến cáo.

Chỉ đen trên lưng tôm

tai-sao-phai-lay-chi-tom-800x400-1628060934.jpg

Đường chỉ tôm nằm trên sống lưng của mỗi con tôm, chúng là phần dạ dày và đại tràng của chúng.

Mặc dù không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng khi chế biến bạn cần lấy đi chỉ tôm, để món ăn của bạn trở nên đẹp mắt hơn trong mắt người dùng. Để lấy chỉ đen trên tôm, bạn chỉ cần dùng tăm tre và canh đường màu đen trên sống lưng tôm và lấy chúng lên. 

Vỏ tôm

r-2021-08-04t140838663-1628060935.jfif

Theo các bà mẹ và các ông bà xưa, thường nghĩ là vỏ tôm rất nhiều canxi. Nếu bổ sung chúng nhiều sẽ rất tốt cho xương và hạn chế tình trạng đau khớp sau này. Nên bố mẹ thường khuyến khích con mình ăn nhiều vỏ tôm. Nhưng sự thật vỏ tôm không chứa nhiều canxi như các mẹ nghĩ.

Thành phần chính của vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác. Ngược lại, việc ăn vỏ tôm, nhất là trẻ nhỏ, dễ gây hóc xương, khó tiêu hóa.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/khong-nen-an-bo-phan-nao-cua-tom-a4218.html