Mẹo đi chợ tiết kiệm cho chị em nội trợ

Việc đi chợ và chi tiêu ngân sách trong nhà được xem là công việc khó khăn nhất của các bà nội trợ. Vì để quản lý chi tiêu sao cho hợp lý và đủ đầy trong một tháng là một điều không dễ. Có nhiều bà nội trợ lâm vào tình trạng “vỡ khóc vỡ cười”, khi đi chợ đầu tháng thì ăn toàn cá thịt, cuối tháng thì chỉ toàn rau.

Để việc đi chợ trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, các bà nội trợ cần lưu ý những mẹo sau:

1. Lên kế hoạch thực đơn trong 1 tuần

Đây là một cách làm rất khoa học nhưng hầu hết các gia đình lại bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn cho cả gia đình đem lại rất nhiều lợi ích.

Thiết kế món ăn phù hợp với lượng tiền của gia đình. Đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình. Giảm thời gian đi chợ. Không cần ngày nào cũng phải suy nghĩ: Hôm nay ăn món gì? Chế biến như thế nào?

Sau khi có thực đơn, bạn chỉ cần mang theo thực đơn này và mua sắm theo đúng kế hoạch.

2. Tích cực săn các chương trình giảm giá

photo-1-16268297609087584511-1627012489.jpg
Tham gia các chương trình giảm giá từ siêu thị

Với những thực phẩm có thể để lâu và dùng trong thời gian dài như: gia vị, dầu ăn, mì gói… bạn nên mua nhiều, mua size lớn để được hưởng mức giá thấp. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Các siêu thị lớn luôn có chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng ngày. Hãy tận dụng cơ hội này để vừa sản phẩm tốt mà giá thành thấp. Giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

3. Chế biến nhiều món ăn từ một nguyên liệu

Đây là một trong những mẹo đi chợ tiết kiệm được nhiều bà nội trợ áp dụng. Điều này giúp giảm được rất nhiều thời gian và chi phí khi mua sắm.

Ví dụ: Khi mua sườn heo, có thể chia làm 3 phần: một phần sườn ram ăn ngày đầu tiên. Cất lại hai phần kia để chế biến thành món sườn xào chua ngọt và canh sườn hầm cho hai ngày nữa. Hoặc dành cho hai bữa ăn khác nhau trong ngày.

4. Mua theo sở thích ăn uống của cả nhà

Một cách để tiết kiệm chi phí ăn uống chính là mua đúng và mua đủ.

Mua đúng là mua đồ ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của cả gia đình. Còn mua đủ là chỉ mua lượng thức ăn theo nhu cầu của cả gia đình.

Các bà nội trợ muốn tiết kiệm được nhiều tiền nhất phải luôn ghi nhớ điều này. Việc mua vô tội vạ, mua nhiều đồ ăn không hợp khẩu vị. Hoặc mua quá nhiều so với lượng người trong gia đình vừa gây lãng phí vừa tốn tiền.

5. Cân nhắc giá trước khi mua

dreamstimexxl186065661-scaled-1626746506212524383730-53-0-1303-2000-crop-16267465152122096255946-1627012490.jpg
Suy nghĩ kĩ trước khi mua

Ngày nay, hàng hóa rất đa dạng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Cùng một loại thực phẩm, mỗi cửa hàng có thể có những mức giá khác nhau. Vì vậy, cần có sự cân nhắc trước khi mua để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon với mức giá tốt.

Bên cạnh đó, nên tìm hiểu giá sản phẩm đã phù hợp với chất lượng hay chưa rồi mới quyết định mua.

Nếu đi mua thực phẩm và đồ dùng trong siêu thị nên xem bảng giá xung quanh trước khi quyết định mua. Thường những thực phẩm ở ngay tầm mắt sẽ có giá cao hơn so với những vị trí khác

6. Đi chợ một lần cho cả ngày

Ở các nước Phương Tây, người dân có thói quen đi siêu thị 1 lần và mua đồ cho cả tuần. Nhưng ở Việt Nam, thói quen này vẫn rất ít.

Người dân vẫn muốn đi chợ thường xuyên và mua thực phẩm tươi sống cho cả gia đình. Đặc biệt có những gia đình ngày ăn ba bữa thì đi chợ ba lần.

Việc đi lại nhiều như vậy vừa tốn thời gian lại tốn tiền xăng xe. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí, nên đi chợ 1 lần cho cả ngày, thậm chí cho vài ngày. Vừa tiết kiệm tiền xăng, vừa có thể mua nhiều đồ và giá thành tất nhiên sẽ thấp hơn.

7. Đi chợ vào sáng sớm

di-cho-tet-nhan-tenh-voi-top-xe-day-hang-di-cho-630-1627012489.jpg
Đi chợ vào buổi sáng sớm để có nhiều thực phẩm ngon

Việc đi chợ vào sáng sớm là cách giúp các chị em lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon, phong phú, đa dạng mà giá cả khá hợp lý. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp tiết kiệm thời gian mà đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Vì thế, hãy cố gắng tạo thói quen đi chợ vào sáng sớm để mua được những thực phẩm chất lượng để chuẩn bị cho gia đình những bữa ăn an toàn và hoàn hảo.

8. Đặt hạn mức số tiền đi chợ hàng tháng

len-ke-hoach-chi-tieu-48189-1627012490.jpg
Đặt hạng mức chi tiêu hàng tháng

Điều đầu tiên bạn cần làm nếu muốn tiết kiệm tiền nấu ăn nhất chính là đặt ra hạn mức chi phí dành cho việc đi chợ, mua sắm thực phẩm.

Việc này sẽ căn cứ vào 2 yếu tố:

- Tiềm lực kinh tế của gia đình

- Nhu cầu ăn uống của gia đình

Trong đó tiềm lực kinh tế là yếu tố then chốt đầu tiên, cần được quan tâm nhất. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao, chi phí cho việc ăn uống có thể thoải mái.

Nhưng nếu thu nhập chỉ ở mức trung bình, vấn đề này cần được cân nhắc kĩ càng. Nếu chi quá nhiều tiền cho ăn uống, bạn sẽ không còn tiền để tiết kiệm và làm các việc khác

Tiền nên được chia thành 5 phần với 5 mục đích khác nhau:

- Sinh hoạt hàng tháng

- Tiền tiết kiệm

- Giáo dục

- Giải trí

- Đầu cơ

Tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối với mỗi người. Vì nếu mức thu nhập của bạn quá thấp thì chỉ có thể phục vụ việc sinh hoạt đã gần hết.

Do vậy, hãy căn cứ vào tình hình kinh tế của mình để phân chia ngân sách sao cho phù hợp.

Ví dụ, gia đình có tổng thu nhập là 15.000.000đ, gồm 2 vợ chồng và 2 trẻ nhỏ. Bạn có thể đặt hạn mức chi phí ăn uống khoảng 5.000.000đ.

Sau khi có hạn mức chi phí ăn uống, bạn sẽ chia nó cho số ngày trong tháng để biết được một ngày bạn nên đi chợ, mua đồ ăn thức uống cho gia đình như thế

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/meo-di-cho-tiet-kiem-cho-chi-em-noi-tro-a4102.html