Những cung bậc cảm xúc phải đương đầu với giai đoạn sau chia tay

Như chúng ta biết thì chuyện tình yêu có muôn vàn những khó khăn và ẩn khuất. Nhưng trong muôn vàn ẩn khuất ấy lại chứa đựng những trái tim đau đơn và rỉ máu. Việc nhờ người khác chữa lành những vết thương kia là một điều rất khó có thể thực hiện. Tại sao chúng ta không tự chữa vết thương lòng cho chính mình.

Chấp nhận rằng đau đớn là chuyện hiển nhiên.

r-2021-07-22t114724096-1626929426.jfif
Chúng ta nên học cách chấp nhận

Giống như một ca khúc ngày xưa đã từng có câu, “Chia tay thật khó khăn”. Các nhà khoa học thậm chí đã chỉ ra rằng sự từ chối trong tình cảm sẽ kích hoạt chức năng trong não tượng tự như khi xảy ra nỗi đau về thể chất. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi chia tay với ai đó, và cảm thấy buồn về việc này là điều hoàn toàn tự nhiên.

Nhiều nhà tâm lý học đã ước tính rằng có khoảng 98% trong số chúng ta đã từng trải qua một vài dạng của tình yêu không được đáp lại, cho dù nó có là cảm xúc yêu thích ai đó mà không được đáp lại hoặc là một cuộc chia tay đầy đau buồn. Nhận biết rằng bạn không phải là người duy nhất trải qua vấn đề này tuy không giúp chữa lành trái tim tan vỡ của bạn, nhưng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng chịu đựng nỗi đau.

Bộc lộ cảm xúc của mình.

Không nên giả vờ rằng bạn vẫn ổn. Chối bỏ hoặc kìm nén cảm xúc – chẳng hạn như nói với bản thân rằng “Tôi thật sự ổn” hoặc “Chuyện đó không có gì to tát” sẽ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần phải đối mặt với cảm xúc của bản thân để có thể vượt qua chúng.

Hãy khóc thật nhiều nếu bạn muốn. Khóc là một phương pháp chữa trị khi bạn buồn. Khóc có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và tức giận. Vì vậy, bạn hãy khóc, cầm lấy khăn giấy và khóc than hết mức có thể nếu cách này giúp được bạn.

Bày tỏ cảm xúc của mình thông qua khả năng sáng tạo, chẳng hạn như hội họa hoặc âm nhạc. Hãy viết một ca khúc về cảm xúc của bạn, hoặc nghe một bài nhạc giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Vẽ một bức tranh về trạng thái cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, bạn phải nhớ tránh xa khỏi các thể loại quá buồn hoặc giận dữ (chẳng hạn như thể loại nhạc death metal). Các thể loại này có thể làm tăng cảm xúc buồn bã và giận dữ cho bạn.

Đấm đá hoặc đập vỡ một vật gì đó để bộc lộ nỗi đau nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng bạn nên tránh các hành động này nếu có thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng bạo lực để bộc lộ sự tức giận, ngay cả khi hành động này chỉ thông qua việc sử dụng một đối tượng vô tri vô giác chẳng hạn như chiếc gối, có thể khiến bạn cảm thấy giận dữ hơn. Để bộc lộ cảm xúc theo cách lành mạnh hơn, hãy thử bày tỏ các cảm xúc với chính mình hoặc với một người nào đó mà bạn yêu mến.

Sẽ dễ dàng hơn nếu người đó là người thân trong gia đình bạn hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng. Hãy tìm người có thể cho bạn mượn bờ vai để khóc và giúp bạn thả lỏng hoàn toàn. Có thể tại một thời điểm nào đó họ cũng đã từng khóc trên vai bạn. Bây giờ chính là lúc họ đền ơn bạn.

Viết về các cảm xúc của bản thân.

oip-2021-07-22t114904891-1626929426.jfif
Viết về cảm xúc của chính mình

 Bày tỏ cảm xúc của bạn thay vì kìm nén hoặc cố gắng phớt lờ nó sẽ giúp bạn có thể chấp nhận rằng bạn đang bị tổn thương nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng phải diễn ra như vậy. Viết về các cảm xúc của bạn một cách cởi mở và chân thật có thể giúp bạn hiểu rõ được chúng. Bước đầu tiên để đương đầu với sự cô đơn sau khi chia tay là dành thời gian để tự xem xét và ngẫm nghĩ về bản thân.

Hãy dành 20 phút mỗi ngày trong vòng 3 ngày để thả lỏng và viết về suy nghĩ thầm kín nhất của bạn về mối quan hệ này. Ngẫm nghĩ về kinh nghiệm của bạn khi bạn đang trong mối quan hệ tình cảm, bạn cảm thấy như thế nào sau khi chia tay, hoặc những sự lo lắng của bạn là gì khi bạn không còn trong một mối quan hệ tình cảm nữa.

Xem xét dòng tâm trạng của chính mình.

stt-nhung-cau-noi-chia-tay-khi-van-con-yeu-1626929426.jpg
Con người không ai giống ai cả và mỗi người đều có các nhu cầu khác nhau nên điều này là hoàn toàn bình thường

Viết về cảm xúc của bạn là bước đầu tiên. Bước tiếp theo là đọc lại những điều bạn đã viết và cố gắng tìm hiểu lý do tại sao bạn lại có các cảm xúc này. Suy nghĩ về các cảm xúc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng, và cũng có thể giúp bạn nhận biết được bất kỳ sự biến dạng trong cảm xúc nào mà có thể gây nên sự bất công cho bạn.

Tìm kiếm các phát ngôn mang tính chất toàn diện, hướng vào nội tâm và những câu nói không thể đảo ngược trong nhật ký của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hình thức suy nghĩ này có thể dẫn đến trầm cảm sau khi chia tay và có thể làm bạn khó có thể tiến bước.

Câu nói hướng về nội tâm thường là câu đổ lỗi cho bản thân: “Là do lỗi của tôi” hoặc “Nếu tôi cố gắng thay đổi tình hình, có thể chúng tôi sẽ không chia tay”. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ tình cảm đòi hỏi phải có sự tham gia của hai người. Cơ hội mà 100% lỗi lầm là do một người gây ra thường khá hiếm. Và nhìn chung, sự chia tay diễn ra khi cả hai không tương thích, không phải là vì một người trở nên “tồi tệ” hoặc “sai lầm”. Hãy cố gắng tự nhủ với bản thân rằng: “Mối quan hệ này kết thúc là vì chúng tôi không hợp nhau. Con người không ai giống ai cả và mỗi người đều có các nhu cầu khác nhau nên điều này là hoàn toàn bình thường”.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-cung-bac-cam-xuc-phai-duong-dau-voi-giai-doan-sau-chia-tay-a4089.html